Câu hỏi 1 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là

  • A 0,03.               
  • B  0,04.                                   
  • C 0,02.     
  • D  0,012.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp giải :

Đặt số mol O trong X và số mol CO2 tạo ra và m để lâp hệ phương trình 3 ẩn tìm 3 giá trị này

Sau đấy lập được công thức hóa học của X

Xác định số liên kết pi theo công thức của X là (2C – H +2) : 2

Lời giải chi tiết:

 

Lời giải :

khi đốt cháy X thì thu được 0,5 mol H2Ovà x mol CO2

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng này ta có

    m + 0,77.32 = 0,5 .18 + 44x(1)

Bảo toàn nguyên tố O cho phản ứng này ta có nO(X) + 0,77.2 =0,5 + 2x(2)

Khi cho X tác dụng với KOH thì nX= nO(X)/6

Nên m + 56.3. nO(X)/6 = 9,32 + 92.nO(X)/6(3)

Giải 1,2,3 ta được m=8,56; x=0,55 mol và nO(X)=0,06 mol

X có số mol là 0,01 mol và có số mol C là 0,55 mol và H : 1 mol nên X có CTHH là C55H100O6  có số liên kết pi là 6 liên kết

Khi X tác dụng với Br2 thì chỉ có khả năng tác dụng vào 3 liên kết pi (do 3 lk pi còn lại bền ở este)

Suy ra a = 0,12 :3 =0,04 mol

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol X trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là

  • A V = 22,4(3x + y). 
  • B V = 44,8(9x + y). 
  • C V = 22,4(7x + 1,5y). 
  • D V = 22,4(9x + y).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Hệ số bất bão hòa: k = nBr2/nX + 3 = 7x/x +3 = 10 (chú ý 3π ở trong 3 nhóm COO)

Gọi CTTQ của X là CnH2n+2-2.kO6 hay CnH2n-18O6

BTNT C: nCO2 = nx => V = 22,4nx (1)

BTNT H: nH2O = x(n-9) => y = nx– 9x (2)

(1)(2) => Mối liên hệ giữa V, x, y

Lời giải chi tiết:

Hệ số bất bão hòa: k = nBr2/nX + 3 = 7x/x +3 = 10 (chú ý 3π ở trong 3 nhóm COO)

Gọi CTTQ của X là CnH2n+2-2.kO6 hay CnH2n-18O6

BTNT C: nCO2 = nx => V = 22,4nx (1)

BTNT H: nH2O = x(n-9) => y = nx– 9x (2)

Từ (2) => nx = 9x + y thay vào (1) được: V = 22,4(9x+y)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

  • A 20,60.
  • B 20,15.
  • C 22,15.
  • D 23,35.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Giả sử X có chứa k liên kết pi => Số liên kết pi ở ngoài gốc hidrocacbon là k-3

* Ta có: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \to a = \frac{{1,375 - 1,275}}{{k - 1}}(1)\)

* nBr2 = n(pi ở gốc hidrocacbon) => 0,05 = a(k - 3) (2)

Từ (1) và (2) => k; a

*nO(X) = 6n= ?

=> mX = mC + mH + mO = ?

nNaOH = 3nX = ?

nglixerol = nX = ?

BTKL: m muối = mX + mNaOH – m glixerol = ?

Lời giải chi tiết:

Giả sử X có chứa k liên kết pi => Số liên kết pi ở ngoài gốc hidrocacbon là k-3

* Ta có: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \to a = \frac{{1,375 - 1,275}}{{k - 1}}(1)\)

* nBr2 = n(pi ở gốc hidrocacbon) => 0,05 = a(k - 3) (2)

Từ (1) và (2) => k = 5; a = 0,025 mol

*nO(X) = 6n= 0,025.6 = 0,15 mol

=> mX = mC + mH + mO = 1,375.12 + 1,275.2 + 0,15.16 = 21,45 gam

nNaOH = 3nX = 0,075 mol

nglixerol = nX = 0,025 mol

BTKL: m muối = mX + mNaOH – m glixerol = 21,45 + 0,075.40 – 0,025.92 = 22,15 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng là

  • A 0,18.
  • B 0,21.
  • C 0,24.
  • D 0,27.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Bảo toàn nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

Đặt công thức chung của chất béo là (CnHmCOO)3C3H5 (a mol) trong đó m = 2n + 1 – 2k (k là độ bất bão hòa của gốc hidrocacbon)

=> nKOH = 3a (mol) và nglixerol = a (mol)

=> mKOH = 168a (g)

=> mH2O = 432a (g)

=> m hơi = m glixerol + mH2O => 92a + 432a = 26,2 => a = 0,05 mol

=> nCnHmCOOK = 3a = 0,15 mol

Ta có: mX = 0,05.(36n + 3m + 173) = 42,38 (1)

Đốt Z:  nK2CO3 = 0,5nCnHmCOOK = 0,075 mol

BT “C”: nCO2 = nC – nK2CO3 = 0,15(n+1) – 0,075 = 0,15n + 0,075 (mol)

BT “H”: nH2O = 0,075m (mol)

mCO2 + mH2O = 152,63 => 44(0,15n + 0,075) + 18.0,075m = 152,63 (2)

Giải (1) và (2) => n = 241/15 và m = 481/15

Thay vào (*) => k = 8/15

nBr2 = 3k.nX = 0,24 mol

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Thuỷ phân chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 53,088 lít O2 (đktc), thu được 38,304 lít CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là

  • A 60.       
  • B 180. 
  • C 90.       
  • D 150.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

X có 18.3 + 3 = 57 nguyên tử C

Công thức chung của X là C57H116-2kO6 (với k là số liên kết π trong phân tử)

C57H116-2kO6 + (83 – 0,5k)O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)57CO2 + (58-k)H2O

       0,03  ←     2,37 mol             1,71 mol

=> 1,71(83 – 0,5k) = 57.2,37 => k = 8

=> π (gốc hidrocacbon) = k – π(COO) = 8 – 3 = 5

X + 5Br2 → Sản phẩm

0,03 → 0,15                (mol)

=> V dd Br2 = n : CM = 0,15 : 1 = 0,15 lít = 150 ml

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chất béo X tạo bởi 3 axit béo Y, Z, T. Cho 26,12 gam E gồm X, Y, Z, T tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được 26,32 gam hỗn hợp chất béo no và các axit béo no. Mặt khác, để tác dụng hoàn toàn với 26,12 gam E cần vừa đủ 0,09 mol NaOH, thu được 27,34 gam muối và glyxerol. Để đốt cháy hết 26,12 gam E cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là

  • A 2,50. 
  • B 3,34. 
  • C 2,86.    
  • D 2,36.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

BTKL: mH2 = 26,32 – 26,12 = 0,2 (g) => nH2 = 0,1 (mol)

Đặt nglixerol = nX = x (mol); nH2O= nY,Z,T = y (mol)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}\sum {{n_{NaOH}} = 3x + y = 0,09} \\BTKL:26,12 + 0,09.40 = 27,34 + 92x + 18y\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = ?\\y = ?\end{array} \right.\)

=> nM = x + y = ?

Xét phản ứng cháy: Đặt nCO2 = b (mol); nH2O = c (mol)

=> tổng số mol pi có trong M là: npi = nH2+ nCOO- = ? (mol)

\( \Rightarrow \overline k (trong\,M) = {{{n_{pi}}} \over {{n_M}}} = ?\)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}{m_M} = {m_C} + {m_H} + {m_O}\\{n_M} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{\overline k  - 1}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = ?\\c = ?\end{array} \right.\)

BTNT “O” nO(M) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> a = ?

Lời giải chi tiết:

BTKL: mH2 = 26,32 – 26,12 = 0,2 (g) => nH2 = 0,1 (mol)

Đặt nglixerol = nX = x (mol); nH2O= nY,Z,T = y (mol)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}\sum {{n_{NaOH}} = 3x + y = 0,09} \\BTKL:26,12 + 0,09.40 = 27,34 + 92x + 18y\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,02\\y = 0,03\end{array} \right.\)

=> nM = 0,02 + 0,03 = 0,05 (mol)

Xét phản ứng cháy: Đặt nCO2 = b (mol); nH2O = c (mol)

nCOO- = nNaOH = 0,09 (mol)

=> tổng số mol pi có trong M là: npi = nH2+ nCOO- = 0,1 + 0,09 = 0,19 (mol)

\( \Rightarrow \overline k (trong\,M) = {{{n_{pi}}} \over {{n_M}}} = {{0,19} \over {0,05}} = 3,8\)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}{m_M} = {m_C} + {m_H} + {m_O}\\{n_M} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{\overline k  - 1}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}26,12 = 12b + 2c + 0,09.32\\0,05 = \frac{{b - c}}{{3,8 - 1}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 1,68\\c = 1,54\end{array} \right.\)

BTNT “O” nO(M) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> 0,09.2 + 2a = 2.1,68 + 1,54

=> a = 2,36

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đốt cháy hoàn toàn (a) mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được  (b) mol CO2 và (c) mol H2O (b-c = 4a). Hidro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2(đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2

  • A 57,2. 
  • B 52,6. 
  • C 42,6. 
  • D 53,2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức khi đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ X: CxHyOz có độ bất bão hòa k t có:

\({n_X} = {{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}} \over {k - 1}}\) 

Từ dữ kiện của đề bài cho mối quan hệ số mol CO2, H­2O và mol X → độ bất bão hòa k của X

Khi tham gia phản ứng cộng H2, chỉ phá vỡ liên kết pi C=C mạch ngoài, còn liên kết pi trong -COO- không bị phá vỡ.

Sử dụng BTKL cho quá trình cộng H2 và phản ứng thủy phân.

Lời giải chi tiết:

Nhận thấy b - c = 4a → trong X có 5 liên kết π trong đó có 3 liên kết π ở gốc COO và 2 liên kết π ở gốc hidrocacbon C=C

Như vậy để hidro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2 → nX = 0,3 : 2 = 0,15 mol

BTKL ta có: mX = 39 - 0,3.2 = 38,4 (g)

Khi tham gia phản ứng thủy phân → nC3H5(OH)3 = nX = 0,15 (mol)

BTKL: mchất rắn = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3

→ mchất rắn = 38,4 + 0,7.40 - 0,15.92 = 52,6 (g)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo A thu được b mol CO2 và c mol nước, biết b – c = 5a. Khi hiđro hóa hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 2,688 lít H2 (đktc) thu được 35,6 gam sản phẩm B. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là :

  • A 35,36.    
  • B 35,84.   
  • C 36,48.
  • D 36,48.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức khi đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ X: CxHyOz có độ bất bão hòa k t có:

\({n_X} = {{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}} \over {k - 1}}\) 

Từ dữ kiện của đề bài cho mối quan hệ số mol CO2, H­2O và mol X → độ bất bão hòa k của X

Khi tham gia phản ứng cộng H2, chỉ phá vỡ liên kết pi C=C mạch ngoài, còn liên kết pi trong -COO- không bị phá vỡ.

Sử dụng BTKL cho quá trình cộng H2 và phản ứng thủy phân.

Lời giải chi tiết:

Nhận thấy b - c = 5a → trong X có 6 liên kết π trong đó có 3 liên kết π ở gốc COO và 3 liên kết π ở gốc hidrocacbon C=C

Như vậy để hidro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 3 mol H2 → nX = 0,12 : 3 = 0,04 mol

BTKL ta có: mX = 35,6 - 0,12.2 = 35,36 (g)

Khi tham gia phản ứng thủy phân → nC3H5(OH)3 = nX = 0,04 (mol)

BTKL: mchất rắn = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3

→ mchất rắn = 35,36 + 0,12.40 - 0,04.92 = 36,48 (g)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 1,54 mol O2 thu được CO2 và 1 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 18,64g muối. Để chuyển hóa a mol X thành chất béo no cần vừa đủ 0,06 mol H2 (Ni, t0). Giá trị của a là:

 

  • A  0,06     
  • B 0,02   
  • C 0,01 
  • D 0,03

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Gọi số mol  X trong m gam là x

Bảo toàn nguyên tố => số mol CO2 sản phẩm cháy

=> khối lượng X tính theo x.

- Bảo toàn khối lượng phản ứng thủy phân X

=> Tính được x

=> Số liên kết π trong X => số liê kết π có thể phản ứng được với H2

=> tỉ lệ mol X + H2 => a

Lời giải chi tiết:

- Công thức của X có dạng: (RCOO)3C3H5

- Gọi số mol  X trong m gam là x => nO(X) = 6x mol

- Phản ứng cháy:

BTNT "O": nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nCO2 = ½ (6x + 2.1,54 – 1) = 3x + 1,04

=> mX = mC + mH + mO = 12(3x + 1,04) + 1.2 + 16.6x = 132x + 14,48

- Thủy phân X với  NaOH:

            (RCOO)3C3H5 + 3KOH → 3RCOOK + C3H5(OH)3

Mol                  x          →     3x     →       3x    →       x

Bảo toàn  khối  lượng: mX + mNaOH = mmuối + mancol

=> (132x + 14,48) + 3x.56 = 18,64 + 92x

=> x = 0,02 mol  => nCO2 (cháy) = 3x + 1,04 = 1,1 mol

Số nguyên tử C = nC : nX = nCO2 : nX = 1,1 : 0,02 = 55

Số nguyên tử H = nH : nX = 2nH2O : nX = 2 : 0,02 = 100

Vậy CTPT của X là C55H100O6 => Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 - H)/2 = (2.55 + 2 - 100)/2 = 6

Vì X có sẵn 3 liên kết π trong 3 nhóm COO => 3 liên kết π còn lại nằm trong gốc hidrocacbon

=> Khi X + H2 dư thì: nH2 = 3nX => a = nX = 0,06 : 3 = 0,02 mol

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.

Cho các phát biểu sau:

Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.

Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.

Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.

Số phát biểu đúng là

  • A 3.
  • B 4.
  • C 5.
  • D 2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức tổng hợp hữu cơ, kĩ năng thực hành thí nghiệm.

Lời giải chi tiết:

(a) Đúng

(b) Đúng, muối của axit béo khó tan trong dung dịch chứa NaCl nên tách ra, nhẹ hơn và nổi lên.

(c) Đúng, phản ứng thủy phân cần có mặt H2O

(d) Sai, dầu nhớt là hidrocacbon, không thể tạo thành xà phòng

(e) Đúng

→ có 4 phát biểu đúng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là

  • A 68,40.
  • B 60,20.
  • C 68,80.
  • D 68,84.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Từ tỉ lệ mol của các muối trong X ta tính được số C trung bình của muối ⟹ số C trung bình của chất béo

- Khi hiđro hóa hết chất béo E sẽ thu được chất béo no Y → Công thức trung bình của chất béo no Y.

Tính số mol của Y (dựa vào khối lượng và M) → số mol của E → số mol của mỗi muối

- Xét phản ứng đốt X:

Bảo toàn C → nCO2 = nC(muối) + nC(glixerol) = ?

Bảo toàn O → nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2 = ?

BTKL → m = mX = mCO2 + mH2O - mO2 = ?

Lời giải chi tiết:

Từ tỉ lệ mol của các muối trong X ta giả sử X chứa:

C17HxCOONa: 3a (mol)

C15H31COONa: 4a (mol)

C17HyCOONa: 5a (mol)

Số C trung bình của muối là: \(\frac{{18.3 + 16.4 + 18.5}}{{3 + 4 + 5}} = \frac{{52}}{3}\)

⟹ Số C trung bình của chất béo E là: \(3.\frac{{52}}{3} + 3 = 55\)

Hiđro hóa hết E sẽ tạo thành các chất béo no Y có CT trung bình là C55H106O6 → M = 862 (g/mol)

⟹ nY = 68,96 : 862 = 0,08 (mol) = nE

Khi thủy phân chất béo ta luôn có mối liên hệ: ncb = 1/3.nmuối = 4a = 0,08 → a = 0,02 (mol)

Vậy muối X chứa:

C17HxCOONa: 3a = 0,06 (mol)

C15H31COONa: 4a = 0,08 (mol)

C17HyCOONa: 5a = 0,1 (mol)

- Xét phản ứng đốt X:

Bảo toàn C → nCO2 = nC(muối) + nC(glixerol) = (0,06.18 + 0,08.16 + 0,1.18) + 0,08.3 = 4,4 (mol)

Bảo toàn O → nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2 = 6.0,08 + 2.6,14 - 2.4,4 = 3,96 (mol)

BTKL → m = mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 4,4.44 + 3,96.18 - 6,14.32 = 68,4 (g)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam một chất béo X cần dùng vừa đủ 34,72 lít O2 (đktc); thu được a mol CO2 và b mol H2O (a - b = 0,08). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,03 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Đem xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa m’ gam muối. Giá trị gần nhất của m’ là

  • A 8,75 gam.
  • B 8,85 gam.
  • C 13,25 gam.
  • D 13,40 gam.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chất béo E được tạo bởi glixerol và hai axit béo X và Y (có cùng số nguyên tử C, trong phân tử mỗi chất có không quá ba liên kết pi, MX < MY và nX < nY). Xà phòng hóa hoàn toàn 15,96 gam E bằng KOH vừa đủ thu được 17,48 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E thu được 11,424 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam nước. Khối lượng mol phân tử của X gần nhất với

  • A 250.
  • B 253.
  • C 281.
  • D 282.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Hỗn hợp X gồm 3 chất béo được tạo từ axit steric và axit oleic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được hỗn hợp sản phẩm cháy có khối lượng là 692,4 gam. Mặt khác lấy 0,1 mol X tác dụng với a mol H2 (Ni, to) thu được hỗn hợp Y gồm các chất béo. Biết rằng Y làm mấy màu vừa đủ dung dịch chứa 12,8 gam Br2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

  • A 0,12.
  • B 0,16.
  • C 0,18. 
  • D 0,20.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho các phản ứng với X, X’, G, Y, Y’ Z là các chất hữu cơ mạch hở:

Chất béo X + 3NaOH → G + Y + 2Z.

X + 2H2 → X’ (no).

X’ + 3NaOH → Y’ + 2Z + G.

Biết X cấu tạo từ các axit béo trong số các axit béo sau: axit steric, axit oleic, axit linoleic và axit panmitic.

Khối lượng phân tử của Y là

  • A 280.
  • B 282.
  • C 302.
  • D 304.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được CO2 và 18,72 gam H2O. Xà phòng hóa cũng lượng triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, 44,44 gam CO2 và 17,82 gam H2O. Mặt khác m gam triglixerit X trên làm mất màu vừa đủ x mol Br2 trong dung dịch brom. Giá trị x là

  • A 0,025.
  • B 0,060.
  • C 0,020.
  • D 0,040.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Cần tính được số mol CO2, H2O khi đốt X và số mol của X

- Xác định độ bất bão hòa của X dựa vào công thức: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)

- Khi cho X phản ứng với Br2 thì: nBr2 = (k - 3).nX

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn H cho phản ứng đốt m (g) X → nH(X) = 2nH2O = 2,08 mol

- Xét phản ứng thủy phân m gam X trong NaOH:

Đặt nX = a mol

\(\mathop X\limits_{a\left( {mol} \right)}  + \mathop {NaOH}\limits_{3{\rm{a}}\left( {mol} \right)}  \to \left\{ \begin{array}{l}Muoi + {O_2} \to \left\{ \begin{array}{l}N{a_2}C{O_3}\\C{O_2}:1,01\\{H_2}O:0,99\end{array} \right.\\\mathop {{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}\limits_{a\left( {mol} \right)} \end{array} \right.\)

Bảo toàn H → nH(X) + nNaOH = 2nH2O(đốt muối) + 8nC3H8O3

→ 2,08 + 3a = 2.0,99 + 8a → a = 0,02

Bảo toàn Na → nNa2CO3 = 1/2.nNaOH = 0,03 mol

Bảo toàn C → nC(X) = nNa2CO3(đốt muối) + nCO2(đốt muối) + 3nC3H5(OH)3 = 1,1 mol

- Xét phản ứng đốt m (g) X:

Bảo toàn C → nCO2(đốt X) = nC(X) = 1,1 mol

Ta có: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow 0,02 = \frac{{1,1 - 1,04}}{{k - 1}} \Leftrightarrow k = 4\)

⟹ X có 1 π ở gốc hiđrocacbon (vì 3 nhóm COO chiếm 3 π)

⟹ nBr2 = nX = 0,02 mol

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Xà phòng hoá hoàn toàn 68,4 gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5 và 7,36 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là

  • A 8,84.
  • B 6,14.
  • C 3,23.
  • D 3,80.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Từ tỉ lệ các muối đề bài cho ta nhận thấy tỉ lệ mol của muối C18 : C16 = (3 + 5) : 4 = 2

Quy đổi hỗn hợp E thành (C17H35COO)2(C15H31COO)C3H5 và H2 (lưu ý nH2 < 0)

Lời giải chi tiết:

Trong phản ứng thủy phân chất béo trong NaOH: ncb = nC3H5(OH)3 = 0,08 mol

Từ tỉ lệ các muối đề bài cho ta nhận thấy tỉ lệ mol của muối C18 : C16 = (3 + 5) : 4 = 2

Quy đổi hỗn hợp E thành (C17H35COO)2(C15H31COO)C3H5 (0,08 mol) và H2 (lưu ý nH2 < 0)

→ mH2 = 68,4 - 0,08.862 = -0,56 gam → nH2 = -0,28 mol

\(E\left\{ \begin{array}{l}{\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_2}\left( {{C_{15}}{H_{31}}COO} \right){C_3}{H_5}:0,08\\{H_2}: - 0,28\end{array} \right. + {O_2} \to C{O_2} + {H_2}O\)

\(\xrightarrow{{BTNT.C}}{n_{C{O_2}}} = 55.{n_E} = 4,4\left( {mol} \right)\)

\(\xrightarrow{{BTNT.H}}{n_{{H_2}O}} = 53{n_E} + {n_{{H_2}}} = 53.0,08 + \left( { - 0,28} \right) = 3,96\left( {mol} \right)\)

\(\xrightarrow{{BTNT.O}}{n_{{O_2}}} = \frac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 6{n_E}}}{2} = \frac{{2.4,4 + 3,96 - 6.0,08}}{2} = 6,14\left( {mol} \right)\)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C11H12O4) bằng dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì phần hơi thu được ancol X và phần rắn thu được hai chất hữu cơ Y, Z. Biết MX < MY < MZ. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư, thu được hợp chất hữu cơ T (C3H4O4). Cho các phát biểu sau:

(1) Khi cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol H2

(2) Ancol X là etan – 1,2 – điol

(3) Khối lượng mol của Y là 106 gam/mol

(4) Có 4 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.

(5) E có đồng phân hình học

Số phát biểu đúng là

  • A 1.
  • B 3.
  • C 4.
  • D 2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Z + HCl → T (C3H4O4)

⟹ T là CH2(COOH)2 ⟹ Z là CH2(COONa)2

E + NaOH thu được 1ancol và 2 chất rắn hữu cơ, mà T đã là axit 2 chức ⟹ E phải là este tạo bởi phenol

Từ đó xác định được cấu tạo E, X, Y và xét được các kết luận đúng, sai.

Lời giải chi tiết:

Z + HCl → T (C3H4O4)

⟹ T là CH2(COOH)2 ⟹ Z là CH2(COONa)2

E + NaOH thu được 1ancol và 2 chất rắn hữu cơ, mà T đã là axit 2 chức ⟹ E phải là este tạo bởi phenol

⟹ CTCT của E có thể là:

C6H5-OOC-CH2-COOH-C2H5

CH3-C6H4-OOC-CH2-COO-CH3 (Nhóm CH3 gắn với vòng benzen ở orth, meta hoặc para)

⟹ X có thể là C2H5OH hoặc CH3OH

Y là C6H5ONa hoặc CH3-C6H4-ONa

Xét các phát biểu

(1) Đúng, CH2(COOH)2 + 2Na → CH2(COONa)2 + H2

                      a (mol)                                             →  a (mol)

(2) sai

(3) sai, khối lượng mol của Y là 116 g/mol hoặc 130 g/mol

(4) đúng

(5) sai, E không có đồng phân hình học

⟹ có 2 phát biểu đúng

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đốt cháy hoàn toàn 44,3 gam triglixerit X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,2 mol. Mặt khác, xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối của các axit béo có số nguyên tử cacbon bằng nhau trong phân tử. Nhận xét nào sau đây sai?

  • A Khối lượng mol của X là 886 gam/mol.
  • B Có 2 công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.
  • C Giá trị của m là 91,4.
  • D Hiđro hoá hoàn toàn 0,1 mol X cần lượng vừa đủ là 0,2 mol H2.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

\(\mathop X\limits_{44,3g}  + {O_2}:4,025 \to \left\{ \begin{array}{l}C{O_2}:x\\{H_2}O:y\end{array} \right.\)

+) BTKL → 44,3 + 32.4,025 = 44x + 18y (1)

+) nCO2 - nH2O = x - y = 0,2 (2)

Giải (1) (2) được x = 2,85 và y = 2,65

Bảo toàn O → \({n_X} = \frac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 2{n_{{O_2}}}}}{6} = 0,05\left( {mol} \right) \to {M_X} = \frac{{44,3}}{{0,05}} = 886\)

→ Số C = nCO2 : nX = 2,85 : 0,05 = 57

→ Số C của axit là (57 - 3)/3 = 18

Khi đốt cháy chất béo có độ bất bão hòa k ta có:

\({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow 0,05 = \frac{{0,2}}{{k - 1}} \Leftrightarrow k = 5\)

⟹ X có 3π trong 3 nhóm COO và 2π ngoài gốc hiđrocacbon

A đúng

B sai, có rất nhiều công thức cấu tạo thỏa mãn vì 2π ngoài gốc hiđrocacbon có thể phân bố ở nhiều vị trí

C đúng, BTKL: mmuối = 0,1.886 + 0,3.40 - 0,1.92 = 91,4 gam

D đúng, vì X có 2 π ngoài gốc hiđrocacbon nên cộng H2 theo tỉ lệ nX : nH2 = 1 : 2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đốt cháy hoàn toàn x mol một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol khí O2 thu được 9,00 gam H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn x mol X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,15 mol X thu được m gam triglixerit Y. Giá trị của m là

  • A 129,30.
  • B 130,20.
  • C 133,50.
  • D 128,40.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+) Đốt cháy x mol X cần 0,77 mol O2 thu được 0,5 mol H2O và CO2

Dựa vào bảo toàn O tính số mol CO2 (theo x)

Bảo toàn khối lượng → (1) theo x và M (x là số mol của X, M là khối lượng mol của X)

+) Cho x mol X phản ứng đủ với KOH:

X + 3KOH → muối + C3H5(OH)3

x →   3x →                      x

Bảo toàn khối lượng → (2) theo x và M

Giải (1) (2) được x và M

Gọi độ bất bão hòa của X là k thì: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)

Từ đó xác định được giá trị của k

X có 3π trong COO và (k - 3)π ngoài gốc hiđrocacbon, khi cộng H2 thì chỉ có các π ngoài gốc hiđrocacbon phản ứng.

+) Hiđro hóa hoàn toàn 0,15 mol X:

X + (k-3) H2 → Chất béo no

Áp dụng BTKL để tính m.

Lời giải chi tiết:

+) Đốt cháy x mol X cần 0,77 mol O2 thu được 0,5 mol H2O và CO2

Bảo toàn O → nCO2 = (6nX + 2nO2 - nH2O)/2 = 3x + 0,52 (mol)

BTKL → x.M + 0,77.32 = 44.(3x + 0,52) + 9 (1)

+) Cho x mol X phản ứng đủ với KOH:

X + 3KOH → muối + C3H5(OH)3

x →   3x →                      x

BTKL → x.M + 3x.56 = 9,32 + 92x (2)

Giải (1) (2) được Mx = 8,56 và x = 0,01

⟹ M = 856 và x = 0,01

Gọi độ bất bão hòa của X là k thì: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow 0,01 = \frac{{0,55 - 0,5}}{{k - 1}} \Leftrightarrow k = 6\)

Vậy X có 3π trong COO và 3π ngoài gốc hiđrocacbon, khi cộng H2 thì chỉ có các π ngoài gốc hiđrocacbon phản ứng.

+) Hiđro hóa hoàn toàn 0,15 mol X:

X   +     3H2 → Chất béo no

0,15 → 0,45 mol

BTKL → m = mX + mH2 = 0,15.856 + 0,45.2 = 129,3 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải