Bài làm

Không có sách không có tri thức

Từ xa xưa, ông cha ta đã rất đề cao tầm quan trọng của sách, coi sách như gia tài đáng giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cháu: "Để vàng để bạc chẳng bằng để sách cho con" (Ngạn ngữ Việt Nam). Danh ngôn thế giới cũng ghi nhận sự quý báu không thể thiếu của sách đối với đời sống tinh thần của con người, chẳng hạn, ví sách như bánh mì của tinh thần, ví căn nhà không có sách giống như cơ thể không có linh hồn, coi sách là người bạn tốt nhất, đặc biệt là một cuốn sách tốt được coi như một người bạn chân thực không bao giờ phản bội.

Có thực là sách quan trọng đến thế không? Trong lớp tôi, trong nhóm bạn cũ, họ hàng và hàng xóm, tôi thấy có nhiều người không thích đọc sách, họ đọc rất ít, mỗi năm có lẽ chi đọc chưa đến một quyển sách. Mà cuộc sống của họ vẫn trôi đi bình thường, vui vẻ, thậm chí nhiều người rất giàu có và hạnh phúc. Họ bảo, thiếu tiền, thiếu gạo thì chết chứ thiếu sách không chết được đọc làm gì cho lắm, thành "con mọt sách" vô tích sự. Ý kiến của bạn thế nào bạn có nghĩ như vậy không? Riêng tôi, tôi không tán thành quan niệm coi thường sách của những người không ưa sách đó. Tại sao trẻ con phải đến trưòng học? Từ xưa đến nay, nếu không có sách lưu giữ cả một kho tàng kinh nghiệm, tri thức của nhiều thế hệ đi trước thì khi nắm xương người đã mục nát cùng cây cỏ, cái gì còn lại cho các thế hệ đến sau học hỏi, tiếp nối? Thử tưởng tượng, ở thời đại văn minh công nghiệp ngày nay mà thế giới không có thư viện, không có sách, con người sẽ tồn tại theo cách nào?

Bạn hãy trả lời tôi vài câu hỏi đơn giản ấy, chúng ta sẽ ngay lập tức khẳng định được vai trò quan trọng và vị trí không thể thiếu của sách trong đời sống nhân loại từ xưa đến nay.

Từ khi con người có chữ viết là có sách ra đời. Chỉ có điều cách đây vài nghìn năm, sách được làm bằng mai rùa, xương thú, rồi tiến tới bia đá, thẻ tre... Những cuốn sách đầu tiên mang hình hài gần giống ngày nay có lẽ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV khi con người phát minh ra kĩ thuật in ấn. Như vậy, trong suốt quá trình tiến hóa, loài người đã đánh dấu các giai đoạn phát triển văn minh của mình bằng chính sự tiến hóa của sách. Sách ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Học sinh đến trường có sách giáo khoa, sách tham khảo. Người tri thức có sách giáo khoa, sách chuyên môn. Người làm nghề liên quan đến nghệ thuật, văn chương, ngôn ngữ thì có sách truyện, tiểu thuyết, thơ, sách nghiên cứu phê bình,.... Ngoài ra, còn nhiều các loại hình sách khác phục vụ mọi đối tượng độc giả khác nhau như: sách phổ biến kiến thức, sách giải trí, sách bói toán, sách dạy đối nhân xử thế, nữ công gia chánh, võ thuật... và loại sách nào cũng có tác dụng riêng của nó, nói nhu một triết gia: "Sách trí cũng có lợi cho sức khỏe như tập thể dục". Sách giúp con người nâng cao hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, quan trọng hơn nữa là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để con người thực sự "người" hơn. Đối với lứa tuổi chúng ta, những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi thế giới như: Không gia đình, Túp lều bác Tám, Những tấm lòng cao cả... dạy chúng tôi biết sống yêu thương, nhân ái, đùm bọc sẻ chia. Hai vạn dặm dưới biển hay Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ chúng tôi đến với những miền đất lạ vói bao hồi hộp khám phá và khát vọng thế hiện bản lĩnh vượt khó những cuốn sách quý đó luôn ờ bên tôi, thực sự an ủi động viên hay khích lệ tôi như một người bạn và chính là một phần hành trang giúp tôi bước vào đời.

Cô giáo tôi thường xuyên khuyên chúng tôi, khi đọc sách nên có một tư duy độc lập và phản biện: Không nên tin tưởng tuyệt đối vào tất cả những điều được viết trong sách mà nên luôn luôn đặt câu hỏi vì sao, giả thiết ngược lại thi nào: đọc sách như thế mới mang lại hiệu quả mong muốn. Đúng như một triết gia nhận xét, cách đọc thông minh là cách đọc của người "suy nghĩ nhiều" để thấy mình "biết ít" mà gắng "đọc thêm nữa": "nếu đọc nhiều mà không suy nghĩ thì anh sẽ tương tượng rằng mình biết nhiều, còn nếu suy nghĩ nhiều trong lúc đọc thì hẳn anh sẽ thấy mình biết ít". Mẹ tôi cũng thường nhắc nhờ khi thấy tôi đọc truyện kinh dị hoặc truyện phù thủy mà cứ một mực tin vào những sự việc kì quái để đến nỗi mất hồn vía, mẹ mượn lời một người xua: “ đọc sách mà cả tin ở sách thì chăng bằng không có sách". Mẹ bảo tôi, đọc sách phải chọn lọc, phải biết điều khiển hứng thú của mình, cuốn sách đó cũng giống như người bạn xấu, sẽ có lúc làm hại bạn. Còn cuốn sách tốt giống như người bạn chân thực, không bao giờ phản bội, mở ra thì gợi niềm hi vọng và gấp lại thì đem đến hữu ích cho ta. Chọn được những cuốn sách tốt và biết kết hợp hài hòa điều đọc được trong sách với thực tiễn cuộc sống đời thường chúng ta sẽ tránh khỏi tình trạng "mọt sách" đáng tiếc.

Những năm gần đây, internet phát triển nhanh chóng làm xã hội thay đổi nhiều. Có mặt tốt lên nhưng không phải không có mặt xấu đi. Một trong những mặt xấu đi đó là tình trạng độc giả giảm đáng kể. Tôi chưa biết có một cuộc khảo sát xã hội học nào thống kê hứng thú đọc sách của độc giả Việt Nam mấy năm lại đây song nghe tin tức từ đài phát thanh truyền hình, từ báo chí hoặc nhà trường thì có vẻ như việc đọc của học sinh, sinh viên đặc biệt là sinh viên chuyên ngành xã hội nhân văn đang giảm sút đáng kể. Thế nên, các chuyên gia văn hóa giáo dục mới phải tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu sách với câu danh ngôn hàng đầu: "Không có gì có thể thay thế văn hoá đọc". Và những câu chuyện tiếu lâm đại loại như học sinh trả lời thầy giáo số năm sinh, năm mất (1766 - 1820) viết đằng sau tên Nguyễn Du là số điện thoại nhà riêng của ông ấy, khộng còn là hiếm. Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên phải kế đến là sự hấp dẫn của thế giới ảo, các bạn trẻ bị hút vào nhũng chương trình, trò chơi sự kiện của internet đến nỗi không còn thời gian và niềm say mê dành cho sách nữa. Điều đó góp phần dẫn đến hậu quả tâm hồn xơ cứng, tình cảm lạnh lùng - lí do sâu xa của những hành động bạo lực nghiêm trọng hay những hành vi vi phạm pháp luật xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên: đâm chém người khi bị trái ý, trả thù thay, cô khi bị phạt, tổ chức lạm dụng tình dục tập thể, bắt cóc tống tiền, giết người cướp của... Đương nhiên, còn nhiều nguyên nhân xã hội khác cùng lúc "phối hợp" làm méo mó cách ứng xử của thế hệ trẻ ngày nay. Nhưng rõ ràng, nhìn từ góc độ nhà trường và gia đình, việc giảm sút văn hóa đọc cả vế số lượng và chất lượng là nguyên cơ sâu xa dẫn đến các hành tội ác. Hầu hết những trẻ em phạm tội đều sinh ra và lớn lên trong một môi trường rất thiếu sách tốt, hoặc không có người định hướng chọn sách, hoặc không được giáo dục hứng thú với sách từ khi còn bé thơ... Thiếu những cuốn sách tốt ngay trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, đó là một bất hạnh lớn rất cần được xã hội quan tâm giúp đỡ khi mà gia đình và nhà trường đã "bó tay”

Thời đại công nghệ thông tin hẳn không phải là "kẻ thù" của văn hóa đọc. Càng ngày càng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới hay những cuốn sách khoa học nghiên cứu chuyên môn sâu có uy tín được đăng tải trên mạng internet. Chỉ cần chúng ta cân đối thời gian, điều chỉnh hứng thú là có thế dễ dàng "vào thư viện" đọc những cuốn sách quý ngay tại nhà hoặc tại "cà phê nét" chỉ với chiếc máy tính nhỏ.

dapandethi.vn