Phần II
Video hướng dẫn giải
CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
a. Kể vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp nhà bác học Lương Thế Vinh:
- Là nhà thơ, nhà toán học tài ba quê ở tỉnh Nam Định.
- Có nhiều hoạt động xã hội: ngoại giao, biên soạn sách, sáng tác văn chương, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.
- Đóng góp chủ yếu là mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.
- Lương Thế Vinh là con người kinh bang tế thế, “tài hoa, danh vọng” tột bậc.
b. Các tài liệu được lựa chọn ở trên đảm bảo cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu.
c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần sưu tầm tài liệu về nhân thân, hoạt động xã hội, thành tựu của người được nói tới. Các tài liệu này phải chính xác, tiêu biểu.
Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Bài viết gồm những nội dung: Thân thế, phẩm chất con người (trí tuệ, tấm lòng với nhân dân, đất nước...), đánh giá về Lương Thế Vinh.
- Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt:
+ Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tiêu biểu.
+ Mức độ đánh giá khách quan, đúng mực, có sức thuyết phục.
Luyện tập
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: c, d.
Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Những điểm giống và khác nhau giữa các văn bản tiểu sử tóm tắt
a, Giống nhau:
- Các văn bản tiểu sử tóm tắt, sơ yếu lý lịch, điếu văn, thuyết minh đều viết về một nhân vật nào đó.
- Tiểu sử tóm tắt thường gồm 4 phần:nhân thân, hoạt động xã hội, đóng góp, đánh giá. Dùng văn phong cô đọng, rõ ràng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
b,
Các văn bản điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh có thể sử dụng tiểu sử tóm tắt ở những vị trí thích hợp tùy theo yêu cầu,nhưng có thể có thêm các phần:
+ Tiểu sử tóm tắt và điếu văn: Khác nhau về mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.
+ Tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lý lịch:
• Sơ yếu lý lịch do bản thân viết, tiểu sử tóm tắt là do người khác viết.
• Sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ, có thể có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
• Tiểu sử không cần nêu chi tiết mọi quan hệ xã hội mà tập trung vào những mối quan hệ có tác động đến người được viết tiểu sử, nhấn mạnh đến cống hiến, đóng góp của người được viết, không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Tiểu sử tóm tắt và văn bản thuyết minh: Văn bản thuyết minh có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam thắng cảnh).
Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Ví dụ: Tiểu sử Tản Đà
Tản Đà sinh ngày 19/5/1889 - mất ngày 7/6/1939, tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.
Ngày 7/6/1939 (tức 20 tháng 4 năm Kỷ Mão), ông mất (50 tuổi) sau một thời gian chống chọi với bệnh gan, trên cái giường nát tại nhà riêng số 71 Ngã tư Sở, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông nay là quận Đống Đa, Hà Nội, để lại vợ và bảy đứa con. Di thể của ông được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội.
dapandethi.vn