Bằng sự hiểu biết của mình về truyện ngắn “Chữ người tử từ” của nhà văn Nguyễn Tuân, anh/chị hãy lí giải vì sao cảnh cho chữ trong tác phẩm lại là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? (vận dụng cao) … trong đề thi năm 2019 môn Văn lớp 11 cuối học kì 1 trường THPT Quang Trung
Đề bài
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 ĐIỂM) (ID: )
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
“….Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam … là thằng “con nhà người ta”
Rồi nữa, đã hết đâu! “Bằng tuổi con bây giờ, ngày xưa, mẹ đã phải đi làm đồng, đi bán hàng, đi kiếm tiền, đi lao động….” (Nói chung là ngoan!)
“Bằng tuổi con ngày xưa, mẹ không bao giờ cãi bà, mẹ nghe lời ông, mẹ học giỏi!” (Nói chung cũng là ngoan!)
“Bằng tuổi con ngày xưa, ba đâu có được dùng điện thoại, đâu có được xem ti vi, không được ăn gà rán nhưng vẫn lao động và học tập rất giỏi….” (Nói chung là vô cùng ngoan!!!)
….
Ngày xưa thì nêu gương là một trong bốn phương pháp quan trọng của dạy học, nhưng giờ thì bỏ rồi, không so sánh nữa. Hằng trăm chỗ lệch, so làm sao được mà cứ so chứ?…. Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. Giờ thì thôi rồi, vì thấy tác dụng phụ của những tấm gương đó là toàn gây ra stress cho trẻ con và châm ngòi cho các cuộc cãi cọ trong nhà.
Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau….
Vậy nên, cuối cùng thì bảng xếp hạng quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là bảng xếp hạng của con mình với chính nó. Con mình là ai, ở đâu? Nó thích cái gì, nó giỏi cái gì, nó kém cái gì, nó có hài lòng không? Nó có chiến lược nào riêng không? Chỉ so nó với chính nó ngày hôm qua hoặc so với tương lai, kiểu như “Nếu muốn ngày sau làm bác sĩ thì con còn thiếu cái abc này….”
Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi! Nhé, năn nỉ đấy!
(Trích “Con nghĩ đi, mẹ không biết!” – Nhà báo Thu Hà – NXB Văn Học, 2016)
Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản trên? (nhận biết)
Câu 2: (1.0 điểm) Trong văn bản, các bậc cha mẹ thường so sánh con với đối tượng nào và so sánh như thế nào? (thông hiểu)
Câu 3: (1.0 điểm) Anh/chị có tán đồng với sự so sánh của các bậc cha mẹ đó không? Vì sao? (thông hiểu)
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm) (ID: ) (vận dụng cao)
Từ nội dung của văn bản đọc – hiểu, anh/chi hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm. Cha mẹ “Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi” (vận dụng cao)
Câu 2 (5.0 điểm) (ID: ) (vận dụng cao)
Bằng sự hiểu biết của mình về truyện ngắn “Chữ người tử từ” của nhà văn Nguyễn Tuân, anh/chị hãy lí giải vì sao cảnh cho chữ trong tác phẩm lại là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? (vận dụng cao)