Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
Câu hỏi (trang 48 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Phương pháp thuyết minh giúp người nói/viết có được cách thức trình bày, truyền đạt hiệu quả để đưa tri thức về đối tượng đến với người nghe/đọc, từ đó mà đạt được mục đích thuyết minh.
Phần II
Video hướng dẫn giải
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn: phương pháp liệt kê, nêu ví dụ
=> Tăng tính chính xác và thuyết phục.
- Đoạn trích về Ba-sô: phương pháp giải thích, phân tích
=> Cung cấp hiểu biết bất ngờ, thú vị.
- Đoạn trích trong văn bản “Con người và con số”: phương pháp dùng số liệu và so sánh
=> Tạo ấn tượng và sự hấp dẫn.
- Đoạn trích về nhạc cụ: phương pháp giải thích, phân tích
=> Cung cấp hiểu biết mới mẻ, thú vị.
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Thuyết minh bằng cách chú thích
- Câu văn Ba-sô là bút danh không dùng phương pháp định nghĩa (vì không nêu bản chất giúp phân biệt Ba-sô với những nhà thơ khác) mà dùng cách chú thích (cung cấp thêm một thông tin để làm rõ hơn về đối tượng)
- So sánh phương pháp nêu định nghĩa và phương pháp chú thích:
Tiêu chí |
Phương pháp nêu định nghĩa |
Phương pháp chú thích |
Giống |
Đều có công thức A là B |
|
Khác |
+ Nêu thuộc tính, tính chất cốt lõi nhất của đối tượng, nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. + Đòi hỏi độ chính xác và tính toàn diện cao. |
+ Nêu tên gọi khác hoặc đặc điểm khác của đối tượng nhưng không có tác dụng phân biệt đối tượng với đối tượng khác vì không phản ánh bản chất, thuộc tính toàn diện của đối tượng. + Mềm dẻo, linh hoạt, dễ sử dụng. |
b. Thuyết minh bằng phương pháp giảng giải nguyên nhân – kết quả
- Đoạn văn có hai mục đích: nói về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lai lịch bút danh Ba-sô, trong đó mục đích thứ 2 là chủ yếu.
- Các ý của đoạn văn có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả: vì quá yêu cây chuối (nguyên nhân) mà lấy bút danh là Ba-sô (kết quả).
Phần III
Video hướng dẫn giải
YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
1. Để lựa chọn phương pháp thuyết minh cần căn cứ vào mục đích thuyết minh.
2. Việc vận dụng phương pháp thuyết minh nhằm: đạt được mục đích thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của đối tượng, làm cho người đọc/nghe dễ tiếp nhận và cảm thấy hứng thú.
Luyện tập
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Nhận xét các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn đã cho : Vận dụng đa dạng các phương pháp thuyết minh phù hợp :
- Chú thích: Hoa lan …là "Loài hoa vương giả". …là "nữ hoàng của các loài hoa".
- Phân tích, giải thích: Họ lan thường được chia thành hai nhóm:…
- Nêu số liệu: Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã….
- Ngoài sự vận dụng các phương pháp thuyết minh trên tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn : Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh và mang hoà sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió….
=> Trong đoạn thuyết minh này, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ, ... nhờ đó mà bài thuyết minh vừa mang tính chính xác, khách quan vừa sinh động và hấp dẫn.
Câu 2 (trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
VD: Nghề gốm.
Gốm là một nghề truyền thống lâu đời ở nước ta. Nổi tiếng trong các làng nghề, phải kể đến làng gốm Bát Tràng ở ngoại vi thủ đô Hà Nội.
Có ba quá trình cơ bản để làm nên một sản phẩm gốm Bát Tràng là tạo cốt gốm, trang trí hoa văn, phủ men và quá trình nung. Thợ gốm lấy đất sét trong làng hoặc từ các vùng như Hổ Lao, Trúc Thôn đem về ngâm trong bể chứa nước. Đất sét được ngâm từ “bể đánh”, sau khi chín thì đánh thành dịch lỏng và đổ vào “bể lắng”. Sau khi tách khỏi tạp chất, đất sét tiếp tục được đưa sang “bể phơi” và “bể ủ”, thời gian ủ càng lâu đất càng tốt. Ủ xong, thợ gốm nặn cốt, sửa hàng và phơi khô sản phẩm. Vẽ trang trí và phủ men là công đoạn thể hiện rất rõ tài hoa của thộ gốm Bát Tràng. Họ có đến năm loại men khác nhau để phủ cho sản phẩm bao gồm men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam. Cuối cùng, gốm được cho vào lò nung trong khoảng 3 ngày 3 đêm rồi mở cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm.
Đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục.
Nghề gốm Bát Tràng chẳng những là một nghề nghiệp quan trọng của nhân dân làng Bát Tràng mà còn trở thành biểu tượng cho các làng nghề thủ công truyền thống của nước Việt Nam ta. Sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng mở rộng giá trị của mình từ lĩnh vực kinh tế đến văn hóa, du lịch…
dapandethi.vn