Bài 11: Oxygen – Không khí
I. Oxygen trên Trái Đất
- Mọi loài động vật, thực vật (trên mặt đất, trong nước, trong long đất) đều cần oxygen cho quá trình hô hấp.
- Nước hòa tan được một lượng oxygen (rất nhỏ) nên cá sống được trong nước.
II. Tính chất vật lí và tầm quan trọng của oxygen
1. Tính chất vật lí của oxygen
- Ở điều kiện thường oxygen: thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
- Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC.
- Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt
2. Tầm quan trọng của oxygen
- Oxygen cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất
- Oxygen cần thiết cho sự cháy giúp đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt.
Biểu tượng tam giác lửa:
Muốn có ngọn lửa phải đủ đồng thời ba yêu tố: chất đốt (nhiên liệu), nhiệt và oxygen.
Vì vậy, muốn dập tắt đám cháy, ta chỉ cần làm mất đi một trong ba yếu tố trong tam giác lửa.
III. Thành phần của không khí
- Ngoài oxygen thì không khí còn chứa nhiều chất khí khác: 78% nitrogen; 21% oxygen; 1% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác
IV. Vai trò của không khí
- Điều hòa khí hậu, bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ (do khi cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết
- Oxygen trong không khí cung cấp sự sống của động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu
- Khi mưa có sấm sét, nitrogen chuyển thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây
- Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh
V. Sự ô nhiễm không khí
1. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí
Nguyên nhân
- Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người
+ Tự nhiên: núi lửa phun, cháy rừng
+ Con người: cháy rừng, rác thải, khí thải từ xe cộ, nhà máy, hoạt động sản xuất của con người
Hậu quả
- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người
+ Lượng khí carbon dioxide tăng làm Trái Đất nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính
+ Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh về đường hô hấp và gây ra mưa acid làm phá hủy công trình xây dựng
2. Bảo vệ môi trường không khí
Sơ đồ tư duy: Oxygen và không khí