BIỂU DIỄN LỰC
I. Các đặc trưng của lực
1. Độ lớn của lực
- Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.
- Độ lớn của một số lực:
+ Lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút bi khoảng 1 N
+ Lực của lực sĩ tác dụng lên tạ có thể lên tới 2400 N
+ Lực của động cơ xe tải có thể lên tới 10000 N.
2. Đơn vị của lực và dụng cụ đo lực
- Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niutơn, kí hiệu là N.
- Dụng cụ đo lực là lực kế.
- Cách đo lực bằng lực kế:
+ Ước lượng độ lớn của lực
+ Chọn lực kế thích hợp
+ Điều chỉnh lực kế về số 0
+ Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo
+ Đọc và ghi kết quả đo.
3. Phương của lực
4. Chiều của lực
Kết luận:
Mỗi lực đều có 4 đặc trưng cơ bản (còn gọi là 4 yếu tố của lực) là: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
II. Biểu diễn lực
- Người ta biểu diễn lực bằng một mũi tên có:
+ Gốc của mũi tên có điểm đặt vào vật chịu tác dụng lực
+ Hướng của mũi tên theo hướng kéo hoặc đẩy (Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực)
+ Độ lớn của lực được biểu diễn qua độ dài mũi tên hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.
- Ví dụ:
=> Vật chịu tác dụng của lực theo phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, có độ lớn là 30 N.
Sơ đồ tư duy về biểu diễn lực - KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống