Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn tập 1
+ Tính truyền miệng: VHDG được sáng tác, tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng (trong quá trình diễn xướng dân gian hào hứng và sinh động).
+ Tính tập thể: VHDG được sáng tác, tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung bởi tập thể người lao động và là tài sản của tập thể.
=> Đây là hai đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn tập 1
+ Thần thoại: tác phẩm tự sự dân gian kể về các vị thần để giải thích và thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người cổ đại (VD: Thần trụ trời,...)
+ Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân cổ đại (VD: Đăm Săn, Xinh Nhã, Đẻ đất đẻ nước…).
+ Truyền thuyết: tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo hướng lí tưởng hóa, từ đó thể hiện quan điểm và thái độ của nhân dân đối với những người có ảnh hưởng đến lịch sử địa phương hoặc dân tộc (VD: Thánh Gióng, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy,…).
+ Truyện cổ tích: tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân (Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa…).
+ Truyện ngụ ngôn: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu triết lí nhân sinh, những bài học về cuộc sống (VD: Thầy bói xem voi, Đeo lục lạc cho mèo, Mắt mũi chân tay miệng…).
+ Truyện cười: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái tự nhiên có tác dụng gây cười nhằm giải trí hoặc phê phán (VD: Nhưng nó phải bằng hai mày, Lợn cưới áo mới, Cháy…).
+ Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân (VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng…).
+ Câu đố: bài văn vần/câu nói có vần mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn tư duy, cung cấp tri thức về đời sống (VD: Một đàn cò trắng phau phau/Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm – đố về cái bát).
+ Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả nội tâm con người (VD: Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai).
+ Vè: tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự.
+ Truyện thơ: tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và công bằng xã hội (VD: Tiễn dặn người yêu…).
+ Chèo: kịch hát dân gian, kết hợp trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội (VD: Lưu Bình Dương Lễ, Quan âm Thị Kính…).
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn tập 1
+ VHDG là kho tri thức, kho kinh nghiệm lâu đời, phong phú về mọi lĩnh vực (tự nhiên, xã hội, con người), thể hiện trình độ, quan điểm, nhận thức của nhân dân 54 dân tộc ở nước ta.
+ VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người như bồi đắp tình yêu thương đồng loại, đề cao tinh thần đấu tranh giải phóng con người khỏi bất công, tin tưởng vào chiến thắng của chính nghĩa, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như tình yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung, tính vị tha…
+ VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: nhiều tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực. Khi chưa có văn học viết, VHDG đóng vai chủ đạo. Tiếp đó, VHDG trở thành nền tảng và nguồn nuôi dưỡng để phát triển văn học viết, cùng văn học viết làm rạng rỡ nên văn học dân tộc.
dapandethi.vn