Đề bài

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho nhận xét sau: “Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử của các dân tộc Á, Phi, Mỹ La-tinh bước sang một trang mới với những nhiệm vụ to lớn”. Đáp án nào sau đây không phải là nhiệm vụ to lớn đó?

A.Củng cố nền độc lập.

B. Xây dựng và phát triển đất nước.

C. Khắc phục tình trạng nghèo đói, lạc hậu.

D. Lật đổ chế độ A-pác-thai.

Câu 2. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa khi nào?

A.Năm 1950.

B. Năm 1959.

C. Năm 1978.

D. Năm 1979.

Câu 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?

A.Ngày 6-8-1967.

B. Ngày 8-8-1967.

C. Ngày 6-8-1976.

D. Ngày 8-8-1976.

Câu 4. Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi nhằm mục đích gì?

A.Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị

B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính.

C. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 5. Tổ chức liên kết khu vực châu Âu ra đời đầu tiên là tổ chức nào?

A.Cộng đồng châu Âu.

B.Cộng đồng than thép châu Âu.

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 6. Những thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?

A.Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.

B.Trật tự thế giới một cực do Liên Xô đứng đầu.

C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.

D.Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 7. Sau chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược  phát triển với trọng âm là lĩnh vực nào?

A.Chính trị

B. Kinh tế

C. Văn hóa

D. Quân sự.

Câu 8. Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết nạn đói cho con người?

A.Chế tạo công cụ sản xuất mới.

B. Những phát minh công nghệ sinh học.

C. Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

D. Chế tạo phân bón sinh học.

II.PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 9 (3,0 điểm). Trình bày những nét chính vê phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX?

Câu 10 (3,0 điểm). Cho biết các xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”?

Lời giải chi tiết

1D

2C

3B

4C

5B

6C

7B

8C

 

Câu 1

Phương pháp: Dựa vào bài châu Phi, châu Á và Mỹ La-tinh

Cách giải:

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn, lịch sử các nước châu Á, Phi và Mĩ La-tinh sẽ bước sang một trang mới với những nhiệm vụ to lớn đó là: Củng cố nền độc lập, Xây dựng và phát triển đất nước , Khắc phục tình trạng nghèo đói, lạc hậu cho nên đáp án D không đúng.

Chọn D

Câu 2

Phương pháp: Dựa vào bài Trung Quốc

Cách giải:

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách-mở cửa vào tháng 12-1978

Chọn C

 Câu 3

Phương pháp: Dựa vào bài các nước Đông Nam Á

Cách giải:

Ngày 8-8-1967, 5 nước gồm: Thái Lan, Philipin, Malaisia, In đô nê xi a và Singapo, thông qua Tuyên bố Băng Cốc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chọn B

Câu 4

Phương pháp: Dựa vào bài Mĩ trong Sgk Lịch sử 9, suy luận

Cách giải:

Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi nhằm mục đích thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

Chọn C

Câu 5

Phương pháp: Dựa vào bài Tây Âu

Cách giải:

Khởi đầu là cộng đồng than théo châu Âu vào tháng 4-1952 do 6 nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan sáng lập.

Chọn B

Câu 6

Phương pháp: Dựa vào bài Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Cách giải:

Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới hai cực do Mĩ và Liên Xô đứng đầu hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Chọn C

Câu 7

Phương pháp: Dựa vào tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh

Cách giải:

Sau chiến tranh lạnh, các nước tập trung chú trọng lấy kinh tế làm trọng tâm

Chọn B

Câu 8

Phương pháp: Dựa vào bài cách mạng khoa học-kĩ thuật.

Cách giải:

Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và những biện pháp lai tạo giống mới chống sâu bệnh đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người.

Chọn C

Câu 9

Phương pháp: dựa vào sgk trang 63 - 66 để trả lời.

Cách giải:

* Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:

+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại.

+ Ở Miến Điện: nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.

- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau.

Câu 10

Phương pháp: Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 64 để trả lời. 

Cách giải:

- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.

dapandethi.vn