Xin chào các em! Tiếp theo trong bài viết ngày hôm nay. Chúng ta cùng đi tham khảo một bộ đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 8. Đây là một trong những bộ đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn 2018 mới nhất có đáp án chi tiết. Hi vọng với bộ đề thi và đáp án khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn này sẽ giúp các em có thể ôn tập cũng như chuẩn bị tốt kiến thức cho mình để chuẩn bị cho kì thi khảo sát chất lượng đầu năm. Và sau đây xin mời các em cùng tham khảo bộ đáp án đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 8 dưới đây!

Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Văn lớp 8 năm 2018

I/- Văn- Tiếng Việt (4 điểm)

Câu 1(1 điểm):

Hãy nêu những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ?

Câu 2(1 điểm)

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để vạch trần bản chất “lòng lang dạ sói” của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân? Qua cảnh đắp đê, đê vỡ, đánh tổ tôm và ù to, em hãy khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn.

Câu 3 (2 điểm)

Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

  • a. Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 3 năm.
  • b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

II. Tập làm văn: (6 điểm)                                                      

Đề bài:Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

Đáp án đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Văn lớp 8 năm 2018

Đáp án

Biểu điểm

Văn

Câu 1

 

 

 Câu 2

+ Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ :

  • Ở: nhà sàn đơn sơ. Trong bữa ăn rất đạm bạc, dân dã, đời thường.
  • Cách làm việc: suốt đời, suốt ngày.
  • Trong cách nói và viết: câu nói ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa sâu xa.

=>Cuộc sống giản dị, thanh bạch, tao nhã, suốt đời vì dân, vì nước.

+ Trong văn bản “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc:

  • Tương phản.
  • Tăng cấp.
  • -Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập gay gắt và hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú trước sinh mạng của người dân.
  • Giá trị nhân đạo: Đó là sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nhân dân hộ đê vô cùng vất vả và cảnh nhân dân điêu linh sau khi đê vỡ .

(0,25điểm)

(0,25điểm)

(0,25điểm)

(0,25điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

 Câu 3

 

a. Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 3 năm.

  • Cách 1: Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng trong 3 năm.
  • Cách 2: Ngôi nhà này xây dựng trong 3 năm.

b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

  • Cách 1: Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
  • Cách 2: Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

(0,5điểm)

(0,5điểm)

(0,5điểm)

(0,5điểm)

Tập làm văn

a. Mở bài :

  • Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
  • Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào? Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

b. Thân bài:

*“Học, học nữa, học mãi” nghĩa là như thế nào?

- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.

Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

*Tại sao phải“ Học, học nữa, học mãi” ?

  • Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
  • Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
  • Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

Học ở đâu và học như thế nào?

  • Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
  • Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
  • Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...

Liên hệ:  Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)

c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

(0.25 điểm)

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

(0.25 điểm)

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

(0.25 điểm)

(0.25 điểm)

(0.5 điểm)

(1.0 điểm)

Xem thêm: Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Văn – Quận Tây Hồ – Hà Nội