Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Loài ễnh ương, cóc nhà hoạt động chủ yếu là vào:
A. Ban ngày
B. Ban đêm
C. Ban ngày lẫn ban đêm
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 2. Điều nào sau đây không đúng đối với lưỡng cư ?
A. Tim có 3 ngăn, máu pha đi nuôi cơ thể.
B. Động vật hằng nhiệt
C. Có 2 vòng tuần hoàn
D. Thích nghi đời sống dưới nước và trên cạn
Câu 3. Phổi của thằn lằn cấu tạo phức tạp hơn so với phổi của ếch là do:
A. Có nhiều vách ngăn
B. Có nhiều mao mạch bao quanh
C. Diện tích trao đổi khí gia tăng
D. Cả A và B đúng.
Câu 4. Cách bắt mồi nào sau đây là của loài sóc ?
A. Đuổi mồi và bắt mồi
B. Rình và vồ mồi
C. Tìm mồi
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5. Con non của Kănguru phải nuôi trong túi ấp là do ?
A. Con non chưa biết bú sữa
B. Con non rất nhỏ chưa phát triển đầy đủ
C. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy
D. Cả A, B và C.
Câu 6. Chi trước của thỏ ngắn, có vuốt dùng để:
A. Đào hang
B. Bật nhảy xa
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước là ?
A. Da trần, phủ chất nhầy, tai có màng nhĩ, mũi là cơ quan hô hấp.
B. Đầu dẹp nhọn, mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu, chi sau có màng bơi giừa các ngón, da trần phù chất nhầy.
C. Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối, mắt có mi giữ nước mắt.
D. Cả A, B và C
Câu 8. Bộ lông mao dày và xốp ở thỏ có đặc điểm:
A. Giữ nhiệt tốt
B. Làm bằng chất sừng
C. Giúp an toàn khi lẩn tránh kẻ thù
D. Cả A, B và C đều đúng.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.
Câu 2. Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và ý nghĩa của nó.
Câu 3.
a. Hãy xếp các đại diện sau đây vào đúng bộ của nó: Chuôt chù, hổ, chuột chũi, chuột đồng, gấu, báo, sóc, nhím, mèo rừng, chó sói.
- Bộ Ăn sâu bọ:................................
- Bộ Gặm nhấm:..............................
- Bộ Ăn thịt:.....................................
b. Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của 3 bộ thú trên.
Lời giải chi tiết
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
|
|
|
|
|
X |
|
|
B |
X |
X |
|
|
X |
|
X |
|
C |
|
|
|
X |
|
|
|
|
D |
|
|
X |
|
|
|
|
X |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư:
Lớp lưỡng cư gồm 3 bộ: Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không đuôi và Lưỡng cư không chân, chúng đều có đời sống gắn bó nhiều hoặc ít với môi trường nước. Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Da trần và ẩm ướt
- Di chuyển bằng bốn chi
- Hô hấp bằng phổi và da
- Có hai vòng tuần hoàn, tim ba ngăn, tâm thất chứa máu pha
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản trong môi trường nước
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
Đặc điểm sinh sản |
Chim bồ câu |
Ý nghĩa |
Sự thụ tinh |
Thụ tinh trong |
Hiệu quả thụ tinh cao |
Đặc điểm bộ phận giao phối |
Có bộ phận giao phối tạm thời |
Gọn nhẹ cho cơ thể |
Số lượng trứng |
Số lượng trứng ít (2 trứng) |
Tăng dinh dưỡng của trứng, tỉ lệ nở cao |
Cấu tạo trứng |
Trứng có nhiều noãn hoàng và có vỏ đá vôi bao bọc |
Tăng dinh dưỡng cùa trứng, tỉ lệ nở cao, bảo vệ trứng. |
Sự phát triển trứng |
Được chim trống và chim mái thay nhau ấp. |
An toàn và giữ ổn định nguồn nhiệt. |
Câu 3.
a. Hãy xếp các đại diện sau đây vào đúng bộ của nó: Chuột chù, chuột chũi, chuột đồng, gấu, báo, sóc, nhím, mèo rừng, chó sói, hổ
- Bộ Ăn sâu bọ: Chuột chù, chuột chũi
- Bộ Gặm nhấm: Chuột đồng, sóc, nhím
- Bộ Ăn thịt: Mèo rừng, chó sói, hổ, báo, gấu.
b. Tập tính bắt mồi của những đại diện của 3 bộ thú trên.
- Thú ăn sâu bọ: Tìm mồi
- Gặm nhấm: Tìm mồi
- Ăn thịt:
+ Rình mồi, vồ mồi: (báo, hổ...)
+ Đuổi mồi, bắt mồi: (sói,...)
dapandethi.vn