Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892).
C. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884?
A. Triều đình Huế có lí do để kí các Hiệp ước, việc mất nước Việt Nam vào tay thực dân Pháp là do khách quan.
B. Nhà Nguyễn đã làm hết sức nhưng “Cả nước và dân của đã hết, sức đã kiệt”.
C. Triều đình Huế đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập, việc mất nước Việt Nam ở thế kỉ XIX là tất yếu.
D. Triều đình Huế bảo thủ, bạc nhược, thiếu đường lối kháng chiến…phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp.
Câu 3: Phong trào Cần vương thất bại, đánh dấu sự thất bại của một phong trào yêu nước mang tính chất
A. phong kiến. B. nông dân.
C. tư sản. D. vô sản.
Câu 4: Nội dung chủ yếu được thảo trong chiếu Cần vương là
A. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tự kháng chiến.
B. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tập hợp về Tân Sở kháng chiến.
C. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
D. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước quyên góp cho kháng chiến.
Câu 5: Phái chủ chiến của triều đình đã thực hiện kế hoạch gì vào rạng sáng 5/7/1885?
A. Tấn công đồn Chợ Rẫy.
B. Xuống chiếu Cần vương kêu gọi cứu nước.
C. Tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế.
D. Đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành.
Câu 6: Người lấy danh nghĩa nhà vua, xuống chiếu Cần vương năm 1885 là
A. Tôn Thất Tùng.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Tôn Thất Đàm.
D. Trương Quang Ngọc.
Câu 7: Giai đoạn 1 của phong trào Cần vương (1885-1888) đặt dưới sự chỉ huy của
A. Tôn Thất Thuyết và Tôn Thất Đàm.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn.
D. Hàm Nghi và Mai Xuân Thưởng.
Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiếu Cần vương (1885) là gì?
A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
B. Lên án, tố cáo hành động đầu hàng của một số quan lại.
C. Bày tỏ lòng yêu nước của nhà vua.
D. Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
II. TỰ LUẬN
Tóm lược 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương? Vì sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn ra?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. A |
2. D |
3. A |
4. C |
5. C |
6. B |
7. B |
8. D |
Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 128 – 133, suy luận.
Cách giải:
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương bao gồm:
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892).
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887).
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896).
-> Khởi nghĩa Yên Thế thuộc phong trào đấu tranh tự vệ của nhân dân cuối thế kỉ XIX.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Các Hiệp ước triều đình Huế kí với thực dân Pháp minh chứng cho quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp của triều đình. Bởi thực tế, cuộc kháng chiến của nhân dân đã mang lại nhiều cơ hội để gìn giữ độc lập của đất nước, tiêu biểu là khi Pháp bị sa lầy ở Gia Định (1860), chiến thắng Cầu Giấy lần 1 và lần 2 nhưng triều đình lại không chớp lấy cơ hội -> Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu nhưng việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp không phải là tất yếu -> triều đình bảo thủ, bạc nhược và thiếu đường lối kháng chiến, … nên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để mất nước Việt Nam vào tay Pháp.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến với mục tiêu giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến.
-> Sự thất bại của phong trào này cũng đánh dấu sự thất bại của một phong trào yêu nước mang tính chất phong kiến.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 125.
Cách giải:
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 125.
Cách giải:
Đêm ngày mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã quyết định ra tay trước, tán công toàn khâm sứ Pháp ở Huế.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 125.
Cách giải:
Sau khi đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh vua Hàm Nghi để xuống chiếu Cần Vương.
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 126.
Cách giải:
Từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 125, suy luận.
Cách giải:
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên vì vua mà kháng chiến. Đây cũng là mục đích và ý nghĩa lớn nhất của chiếu Cần Vương.
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 126, suy luận.
Cách giải:
a) Tóm lược 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương:
Nội dung |
Từ 1885-1888 |
Từ năm 1888-1896 |
Lãnh đạo |
Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước |
Các sỹ phu văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo. |
Lực lượng |
Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số |
Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. |
Địa bàn |
Từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung kỳ và Bắc Kì |
Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê |
Kết quả |
- Nhất thời gây cho địch nhiều thiệt hại. - Cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri. |
Năm 1896 phong trào thất bại |
b) Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn ra vì:
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, không hoàn toàn là giúp vua mà còn vì nền độc lập của nước nhà… chứng tỏ Cần vương chỉ là danh nghĩa, khẩu hiệu, còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu.
dapandethi.vn