Đề bài
Câu 1: Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?
Câu 2: Lập bảng hệ thống (theo mẫu) các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.
Giai đoạn |
Diễn biến chính |
Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 |
|
|
1863 - trước 1873 |
|
|
1873 - 1874 |
|
|
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 116.
Cách giải:
Tình hình nước ta sau năm 1867:
- Chính trị:
+ Tư tưởng đầu hàng chi phối các quan lại cao cấp trong triều đình Huế.
+ Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”, tuy đã bắt đầu cử người sang phương Tây học kĩ thuật hoặc vào Nam học tiếng Pháp.
+ Đối với sáu tỉnh Nam Kì, dường như triều đình Huế đã mặc nhiên thừa nhận đó là vùng đất của Pháp, không nghĩ gì đến việc giành lại.
- Kinh tế: ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình vơ vét tiền bạc để trả chiến phí cho Pháp.
- Xã hội:
+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày một nhiều.
+ Thổ phỉ, hải phỉ (từ Trung Quốc tràn sang) nổi lên cướp phá ở nhiều nơi.
+ Nhiều sĩ phu muốn canh tân đất nước nhưng đa phần các đề nghị cài cách không được thực hiện.
Câu 2:
Phương pháp: thống kê, tóm tắt
Lời giải chi tiết
* Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)
Giai đoạn |
Diễn biến chính |
Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 |
- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. |
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…
|
1863 - trước 1873 |
- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,… |
Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1874 |
- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. |
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
dapandethi.vn