Đề kiểm tra học  1 môn Hóa lớp 8 bao gồm 10 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận năm học 2017 – 2018. Mời các bạn cùng tham khảo nhằm ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi học  1 hiệu quả.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ……………

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I (2017 – 2018)

Môn Hóa học 8

Thời gian làm bài:  45 phút;

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 Điểm)

Câu 1: Số e trong nguyên tử Al (có số proton =13), là:

a) 10     b) 11          c) 12          d) 13.

Câu 2: Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Al (có số proton =13) là:

a) 1       b) 2       c) 3         d) 4.

Câu 3: Số lớp e của nguyên tử Al (có số proton =13) là:

a) 1      b) 2     c) 3           d)

Câu 4: Khối lượng của 1 nguyên tử Cacbon là:

a) 1,9926.10-23g          b) 1,9926g

c) 1,9926.10-23đvc         d) 1,9926đvC.

Câu 5: Khối lượng của 1 đvC  là:

a) 1,6605.10-23g                 b) 1,6605.10-24g

c) 6.1023g                       d) 1,9926.10-23g

Câu 6: Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý là :

a) Chỉ biến đổi về trạng thái.

b) Có sinh ra chất mới.

c) Biến đổi về hình dạng.

d) Khối lượng thay đổi.

Câu 7 : Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng :

a) Giữ nguyên . b) Tăng         c) Giảm dần               d) Cả a,b,c.

Câu 8 : Trong 1 phản ứng hoá học các chất phản ứng và sản phẩm chứa cùng:

a) Số nguyên tử của mỗi nguyên tố. b) Số phân tử trong mỗi chất.

c) Số phân tử của mỗi chất. d) Số nguyên tố tạo ra chất.

Câu 9: Tỉ lệ % khối lượng của các nguyên tố Ca, C, O trong CaCO3 lần lượt là:

a) 40%; 40%; 20%           b) 20% ; 40% ; 40%

c) 40%; 12%; 48%            d)10% ; 80% ; 10%

Câu 10: Trong hợp chất AxBy . Hoá trị của A là m, hoá trị của B là n thì quy tắc hóa trị là:

a) m.n = x.y           b) m.y = n.x

c) m.A= n.B                d) m.x = n.y

BPHẦN TỰ LUẬN : (7 Điểm)

Bài 11(2đ): Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng.

Áp dụng : Nung 10,2g đá vôi (CaCO3) sinh ra 9g vôi sống và khí cacboníc

a. Viết công thức về khối lượng.

b. Tính khối lượng khí cacboníc sinh ra.

Bài 12(2đ): Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a. Nhôm + Khí —-t°—> ôxi Nhôm ôxit.

b. Natri + Nước —–>   Natri hiđrôxit + Khí Hiđrô

Bài 13(3đ): Cho 13 gam Kẽm tác dụng vừa đủ với axit clohiđric theo phương trình

Zn  +  HCl  —–> ZnCl2  +  H2

a) Tính số mol Zn và lập phương trình phản ứng trên.

b) Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc).

c) Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã dùng cho phản ứng trên.

(Cho KLNT: Ca = 40; C = 12; O = 16; Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5)

(Hóa trị: Al(III); O(II); Na(I); H(I).


Đáp Án Đề thi HKI HÓA 8 2017 – 2018

 A . TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(3 Điểm

Chọn và khoanh tròn vào chữ cái có phương án trả lời đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng 0.3đ

 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án  d c c a b b a d c d