Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Câu thơ mở đầu:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ"
+ Đây có thể hiểu là lời của người con gái thôn Vĩ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng.
+ Cũng có thể hiểu là lời của Hàn Mặc Tử, tác giả tự phân thân và hỏi chính mình với nỗi tiếc nuối, nhớ mong.
* Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:
+ Từ “nắng” hai lần trong một câu thơ → ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi tắn, bao phủ khắp không gian.
+ Vẻ đẹp của màu xanh: “Mướt”: màu xanh của sự mỡ màng, non tơ gợi sự trù phú của mảnh vườn thôn Vĩ, của xứ Huế.
+ Vẻ đẹp của người thôn Vĩ: Thấp thoáng hiện ra sau những cành trúc. Đó là nét đậm hiện ra sau những nét thanh.
+ Miền quê đẹp, thơ mộng, trữ tình, điểm đến hấp dẫn
+ Nơi người thương đang sinh sống
- Tâm trạng của nhà thơ:
+ Nhớ mong, khao khát được trở về thôn Vĩ.
+ Niềm yêu mến tha thiết, chân thành dành cho thôn Vĩ kỉ niệm.
+ Hồi tưởng, hoài niệm, hình dung về cảnh và người thôn Vĩ.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai:
- "Gió theo lối gió mây đường mây": cách ngắt nhịp 4/3 gợi tả không gian gió mây chia lìa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh của sự chia lìa, xa cách.
- "Dòng nước buồn thiu": nghệ thuật nhân hóa dòng sông trở thành một sinh thể mang tâm trạng gợi cảm giác u buồn.
- "Hoa bắp lay": sự chuyển động rất nhẹ, “lay” gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng.
→ Cảnh vật được nội tâm hóa bộc lộ nỗi đau thân phận, sự chia lìa xa cách.
- "Thyền ai đậu bến sông trăng đó":
+ Sông trăng: hình ảnh đẹp, đầy thi vị. Dòng sông tràn ngập ánh trăng vàng. Con thuyền vốn là hình ảnh có thực được nhìn qua con mắt của thi nhân trở thành một hình ảnh mộng tưởng. Thuyền đậu trên bến sông trăng để trở trăng về một nơi nào đó trong mơ.
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cảm giác mơ hồ, xa lạ, đầy ảo mộng.
- "Có trở trăng về kịp tối nay?" : câu hỏi tu từ thảng thốt, băn khoăn, có gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Chữ kịp khiến cho khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi. Ta cảm nhận được sự lo sợ, một mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, hé mở cho ta thấy chủ thể như muốn chạy đua với thời gian.
→ Vừa hi vọng, đan xen nỗi thất vọng.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Tâm sự của nhà thơ trong khổ thơ thứ 3:
Mơ khách đường xa khách đường xa
+ Mơ: trạng thái vô thức, nhà thơ đang đắm chìm trong cõi mộng.
+ Điệp ngữ “khách đường xa”: nhấn mạnh khoảng cách xa rời, chỉ là khách trong mơ.
→ Nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ.
- Áo em trắng quá nhìn không ra: từ “quá” diễn tả sự choáng ngợp, thảng thốt; “nhìn không ra” cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu trong tâm tưởng.
- Ở đây sương khói mờ nhân ảnh: câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa.
+ Về nghĩa thực, xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên nhiều sương khói và sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của xứ Huế.
+ Về nghĩa bóng, sương khói làm mờ ảo cả bóng người hay chính là tượng trưng cho một mối tình mong manh, xa vời, không trọn vẹn.
* Sự hoài nghi trong câu thơ cuối:
- Câu thơ cuối như mang chút hoài nghi mà vẫn chứa chan niềm thiết tha với cuộc đời, với một tình yêu sâu thẳm. Bởi cuộc đời vẫn đẹp là thế, thiên nhiên thôn Vĩ vẫn luôn tinh khôi, tràn trề sức sống là thế và con người nơi đây cũng thân thuộc, đẹp đã là.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Điểm đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ:
- Tứ thơ:
Hàn Mặc Tử đã viết từ cảnh thật, cụ thể cho đến những hình ảnh mang tính tượng trưng. Tác giả đã mượn cảnh tả tình
- Bút pháp của bài thơ:
Bút pháp nghệ thuật của bài thơ được kết hợp một cách hài hòa, nhịp nhàng giữa cảnh thật và cảnh tượng trưng, giữa cái thực tế với cái lãng mạn, trữ tình.
Luyện tập
Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Những câu hỏi trong bài thơ không phải là những câu hỏi vấn đáp. Ở đây, tác giả hỏi đề bày tỏ tâm trạng.
- Khổ 1: Câu hỏi” Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Có thể là câu hỏi của cô gái Huế (cụ thể hơn là người trong mộng của Hàn Mặc Tử: Hoàng Thị Kim Cúc) mang hàm ý trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng; nhắc nhở, mời mọc duyên dáng. Cũng có thể hiểu chủ thể câu hỏi là chính tác giả: tự phân thân để chất vấn mình
- Khổ 2: Câu hỏi “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?” Toát lên niềm hi vọng đầy khắc khoải. Đó là khát khao, là ước vọng được giao duyên, được hội ngộ của nhà thơ gửi gắm qua chữ "kịp".
- Khổ 3. Câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” hỏi “Khách đường xa” hay cũng là tự hỏi mình, thể hiện tâm trạng hoài nghi. Đó là nỗi trăn trở của thi sĩ về tình người, tình đời.
Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Bài thơ được in trong tập “Thơ điên”, được sáng tác trong một hoàn cảnh thật tối tăm, tuyệt vọng (bệnh tật giày vò, nỗi ám ảnh về cái chết, về sự xa lành của người đời).
- Những gì Hàn Mạc Tử thể hiện trong bài thơ không chỉ là một bức tranh đẹp về miền quê đất nước, thông qua đó cho thấy tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Bài thơ này làm hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế qua đó cho thấy được tình yêu thiết tha, đằm thắm của tác giả đối với quê hương đất nước, với con người xứ Huế đoan trang, dịu dàng.
- Bài thơ còn chính là tiếng lòng của tác giả - một người tài hoa đang trong một hoàn cảnh cận kề với cái chết nhưng vẫn luôn khao khát yêu đời, yêu người. Đó thứ tình cảm chân thành mà sâu sắc của Hàn Mạc Tử đã khiến cho bài thơ tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm trí bạn đọc.
Bố cục
Video hướng dẫn giải
Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân
- Khổ 2: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa
- Khổ 3: Sự tuyệt vọng của thi nhân
Nội dung chính
Video hướng dẫn giải
Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. |
dapandethi.vn