Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa.

+ Phần 2: Vạch rõ tội ác tày trời của giặc Minh.

+ Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.

 + Phần 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

=> Cả bốn phần đều hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc:

- Phần 1 nêu cơ sở chân lý

- Phần 2 và 3 chứng minh chân lý bằng thực tiễn

- Phần 4 khẳng định chân lý

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

a. Việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo dựa trên hai chân lý sau:

- Chân lý về tư tưởng nhân nghĩa.

- Chân lý thực tiễn về nền độc lập, chủ quyền của nước Việt ta trên tất cả các phương diện: văn hiến, chủ quyền, phong tục, lịch sử, nhân tài.

b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:

+ Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố dõng dạc, đường hoàng về nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia, thường ra đời ngay sau khi giành lại độc lập từ tay ngoại bang.

+ Đoạn mở đầu của Đại cáo bình Ngô: cũng ra đời ngay sau khi giành lại độc lập từ tay quân Minh, cũng là lời tuyên bố đanh thép, hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của nước Đại Việt ta, chứng minh nền độc lập ấy trên mọi phương diện thực tiễn một cách thuyết phục.

c. Đoạn mở đầu thể hiện niềm tự hào dân tộc:

+ Các từ ngữ: "từ trước", "đã lâu", "vốn xưng", "đã chia", "cũng khác" khẳng định sự tồn tại hiển nhiên, lâu đời, vốn có của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ.       

+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng, đanh thép.

+ Nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu sánh đôi: "Từ Triệu, Đinh, Lý…/Cùng Hán, Đường,…một phương" cho thấy vị thế bình đẳng, ngang bằng giữa hai nền lịch sử, hai nền độc lập của Đại Việt và Trung Hoa.

+ Các dẫn chứng đưa ra: văn hiến, phong tục, lịch sử, chủ quyền, nhân tài đều mang tính thực tế, thuyết phục.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

a. Tác giả tố cáo tội ác của giặc Minh

+ Âm mưu xâm lược quỷ quyệt, giả nhân giả nghĩa để mượn gió bẻ măng vào cướp nước ta ("Nhân họ Hồ chính sự phiền hà… thừa cơ gây họa").

+ Tội ác cai trị tàn bạo, bóc lột xương tủy nhân dân: tàn sát người vô tội ("Nướng dân đen… hầm tai vạ"), dối trá, gây oán thù ("Dối trời lừa dân… hai mươi năm"), bóc lột dân chúng (thuế khóa, phu phen, vơ vét tài nguyên), hủy hoại môi trường sống, hủy hoại nghề truyền thống…

=> Trong đó, tội ác cướp nước tàn sát nhân dân là thâm độc và man rợ nhất.

b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng:

+ Giọng điệu: khi đau đớn, khi sục sôi căm hờn, khi đanh thép hùng hồn.

+ Câu văn giàu cảm xúc, giàu tính hình tượng, gợi cảm.

+ Kết hợp nhiều biện pháp: liệt kê, câu hỏi tu từ, nói quá, đối lập.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Gặp nhiều khó khăn:

+ Tương quan lực lượng bất lợi, quân ta còn mỏng, giặc Minh hùng mạnh, xảo trá.

+ Quân ta thiếu thốn trăm bề: thiếu quân, thiếu nhân tài, thiếu lương thảo

- Chủ tướng Lê Lợi tiêu biểu cho tinh thần của cuộc khởi nghĩa:

+ Tấm lòng vì dân vì nước, căm thù giặc sục sôi.

+ Nung nấu binh thư, nghiền ngẫm sách lược tìm cách đánh đuổi giặc thù.

+ Ý chí phi thường, nhẫn nại vượt mọi khó khăn gian khổ để thực hiện chí lớn.

+ Lý tưởng, hoài bão "dấy nghĩa" lớn lao, nêu cao tinh thần đoàn kết chủ tướng, nhân dân.

- Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng: hoài bão đánh đuổi giặc xâm lược, tư tưởng nhân nghĩa (lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo), tinh thần đoàn kết, chiến lược quân sự linh hoạt (chiến tranh du kích), tinh thần nhẫn nại khắc phục gian nan, nhân tài phò tá.

b. Giai đoạn phản công thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

- Liệt kê hàng loạt trận đánh: khí thế hào hùng, khung cảnh chiến trường ác liệt, chiến lược quân sự mềm dẻo, linh hoạt, sắc bén của ta.

- Biện pháp nghệ thuật miêu tả chiến thắng của ta và thất bại của địch:

+ Giọng văn hào hùng, khí thế;

+ Biện pháp tương phản đối lập: sự hèn nhát, thảm hại của kẻ thù >< sức mạnh như vũ bão, chiến thắng vẻ vang của quân ta.

+ Biện pháp liệt kê, cách miêu tả giàu hình ảnh, từ ngữ cô đọng, phép đối, lối dùng câu văn biền ngẫu giàu nhạc điệu…

- Tính chất hùng tráng của đoạn văn:

+ Ngôn ngữ: dùng nhiều động từ mạnh tạo những rung chuyển dữ dội, dồn; dùng nhiều tính từ có mức độ cực điểm.

+ Hình ảnh: phóng đại, tượng trưng, sử dụng nhiều tên đất, tên người…

+ Nhịp điệu: dài ngắn linh hoạt, dồn dập, sảng khoái, tự hào.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

- Giọng văn: trịnh trọng, trang nghiêm, chậm rãi tổng kết cuộc khởi nghĩa, khẳng định chân lý và tuyên bố nền độc lập.

- Những bài học lịch sử còn có ý nghĩa lâu dài trong sự nghiệp giữ nước từ xưa đến nay:

+ Vượt qua thăng trầm lịch sử càng khẳng định nền độc lập vững chắc của dân tộc.

+ Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên chiến thắng.

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Câu 6 (trang 23 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

- Nội dung: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người: nêu chân lý độc lập, tư tưởng nhân nghĩa, tố cáo tội ác của giặc, tái hiện quá trình kháng chiến oanh liệt của ta và tuyên bố nền độc lập.

- Nghệ thuật: Áng thiên cổ hùng văn kết hợp chất chính luận sắc bén và chất trữ tình; mang đậm cảm hứng anh hùng ca. 

Luyện tập

Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Bình Ngô đại cáo là một áng văn nghị luận có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố nghệ thuật. Kết cấu của bài cáo rất chặt chẽ, thể hiện tính chính luận và sự kết hợp chính luận - nghệ thuật. Có thể lập sơ đồ kết cấu như sau:

 

Phân tích tác dụng của nghệ thuật kết cấu:

- Kết cấu của Đại cáo bình Ngô là điển hình cho thể văn chính luận.

- Tiền đề chính nghĩa có tính chân lý là cơ sở cho lập luận.

- Tiền đề chính nghĩa mới nêu ra được soi sáng trong thực tiễn.

- Chân lý được rút ra trên cơ sở tổng kết các tiền đề và thực tiễn.

=> Kết cấu chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục và cuốn hút người nghe.

ND chính

Đại cáo bình Ngô tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một "áng thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta.

dapandethi.vn