Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì?; Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào … trong Chia sẻ đề thi Văn học kì 1 lớp 9. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

1. (3,0đ) a) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:

Nói băm nói bổ

Nửa úp nửa mở

b) Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì?

2. Đọc đoạn văn sau, thực hiện các yêu cầu a,b:

“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cùng bị người ra rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu … Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

a. Nhận biết

Chỉ ra các phương thức được sử dụng trong đoạn văn

b. Thông hiểu

Viết câu khái quát nêu lên ý chính của đoạn văn

3. (5,0đ) Viết bài văn tự sự (có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm) thay lời ông Hai, nhân vật trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, kể lại sự việc từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.


1. a. – Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói, thô bạo. (phương châm lịch sự)

– Nửa úp nửa mở:  thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (phương châm cách thức)

b. Việc sử dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu?  Nói ở đâu? Nói để làm gì?

2. a. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm

b. Nội dung chính: tâm trạng đầy đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng theo Việt gian.

3. 1. Giới thiệu chung

– Tác giả

– Tác phẩm

– Nội dung phần cần phân tích

2. Phân tích

a. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo tây.

* Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:

* Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:

–  Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

– Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:

+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;

+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.

+ Cho tương lai cả gia đình.

–   Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:

+ Không dám bước chân ra khỏi nhà.

+ Không dám nói chuyện với vợ.

+ Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.

+ Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.

* Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội:

– Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy.

– Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ:

+ Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu” ⟶ ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, la gốc gác, không được phép quên ⟶ là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.

+ Ông lựa chọn “…làng theo Tây thì phải thù” ⟶ tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai.

b.  Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính:

– Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch ⟶ đây là một mất mát lớn đối với người dân.

– Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc:

+ Chạy khắp nới để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc là sai.

+ Phấn khởi mua quà về chia cho các con.

+ Định nuôi lợn để ăn mừng.

+ Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung quanh.

⟶ Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước.

3. Tổng kết