Biết rằng nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn được tính bằng công thức: \(Q = 0,24RI^2t,\) trong đó \(Q\) là nhiệt lượng tính bằng calo, \(R\) là điện trở tính bằng ôm \(\left( \Omega \right)\), \(I\) là cường độ dòng điện tính bằng ampe \((A),\) \(t\) là thời gian tính bằng giây \((s).\) Dòng điện chạy qua một dây dẫn có điện trở \(R = 10\Omega \) trong thời gian \(1\) giây.
LG a
Hãy điền các số thích hợp vào bảng sau:
\(I\) \((A)\) |
\(1\) |
\(2\) |
\(3\) |
\(4\) |
\(Q\) (calo) |
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Từ dữ kiện đề bài cho ta rút ra hàm số \(Q\) theo \(I\). Rồi ta thay từng giá trị của \(I\) ta tìm được giá trị \(Q\) tương ứng.
Lời giải chi tiết:
\(Q = 0,24.R{I^2}t\)
Dòng điện chạy qua dây dẫn có điện trở \(10\Omega \) trong thời gian \(1\) giây.
Ta có: \(Q = 2,4{I^2}.\) Ta có kết quả bảng sau:
\(I\; (A)\) |
\(1\) |
\(2\) |
\(3\) |
\(4\) |
\(Q\) (calo) |
\(2,4\) |
\(9,6\) |
\(21,6\) |
\(38,4\) |
LG b
Hỏi cường độ của dòng điện là bao nhiêu thì nhiệt lượng tỏa ra bằng \(60\) calo\(?\)
Phương pháp giải:
Từ giá trị của \(Q\) đã cho ta thay ngược lại vào hàm số ta tìm được \(I.\)
Lời giải chi tiết:
\(Q = 60\) calo suy ra: \(60 = 0,24.10.{I^2}.1\)
\( \Rightarrow {I^2} =\displaystyle {{60} \over {2,4}} = 25 \)
\(\Rightarrow I = \sqrt {25} = 5(A)\)
dapandethi.vn