Câu 1
Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Viết lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
- Các từ đơn: ...
- Các từ phức: ...
Lời giải chi tiết:
Phân cách các từ trong hai câu thơ cuối:
Rất / công bằng, / rất / thông minh
Vừa / độ lượng/ lại / đa tình, / đa mang.
Từ đơn và từ phức trong đoạn thơ trên là:
- Các từ đơn: chỉ, còn, cho, tôi, của, mình, rất, rất, vừa, lại.
- Các từ phức: Truyện cổ, thiết tha, nhận mặt, ông cha, công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
Câu 2
Thi tìm từ, đặt câu:
Hai đội chơi, thầy cô hoặc một bạn ở đội thứ ba làm trọng tài.
Đội Một nêu lên một từ, đội Hai xác định là từ đơn hay từ phức và đặt câu. Nếu đội Hai làm đúng được tính 1 điểm và đổi bên.
Đội Hai nêu từ để đội Một xác định kiểu từ và đăt câu. Nếu đôi Hai không làm được, đội Một phải nêu được đáp án và được tính 1 điểm và đổi bên.
M: Đội Một hô “đoàn kết”; đội Hai: từ phức, câu “Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta”.
Lời giải chi tiết:
- xinh xắn – từ phức: Bạn Lan có gương mặt rất xinh xắn.
- nghe – từ đơn: Mình rất thích nghe nhạc thiếu nhi.
- học tập – từ phức: Học sinh phải ra sức học tập để xây dựng nước nhà.
- xe cộ - từ phức: Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập.
- nắng – từ đơn: Buổi trưa, nắng vàng như rót mật.
Câu 3
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:
Cháu nghe câu chuyện của bà
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà !
Bà rằng : Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à !
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê !
Theo Nguyễn Văn Thắng
b) Đổi bài cho bạn soát và sửa lỗi.
Câu 4
Điền chữ hoặc đặt dấu thanh (chọn a hoặc b):
Lời giải chi tiết:
dapandethi.vn