Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tính giá trị của biểu thức m + n – p, nếu: 

a) m = 5, n = 7, p = 8 ;                              b) m = 10, n = 14, p = 20.

Phương pháp giải:

- Thay các chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

- Biểu thức chỉ có phép tính cộng và trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu m = 5, n = 7, p = 8 thì m + n – p = 5 + 7 – 8 = 12 – 8 =  4.

   Vậy giá trị của biểu thức m + n – p với m = 5, n = 7, p = 8 là 4.

b) Nếu m = 10, n = 14, p = 20 thì m + n – p = 10 + 14 – 20 = 24 – 20 = 4.

  Vậy giá trị của biểu thức m + n – p với m = 10, n = 14, p = 20 là 4.

Câu 2

Viết số thích hợp vào ô trống :


Phương pháp giải:

- Thay các chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

- Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức :

+ Biểu thức chỉ có phép tính cộng và trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

+ Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Viết vào chỗ chấm cho thích hợp :

a) (204 + 514) + 380 = 204 + (... + 380) ;

b) (89 + 173) + 627 = 89 + (173 + ... ) ;

c)  (m + n) + p = .... + (n + p).

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng : Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

Lời giải chi tiết:

a) (204 + 514) + 380 = 204 + (514 + 380) ;

b) (89 + 173) + 627 = 89 + (173 + 627 ) ;

c)  (m + n) + p = m + (n + p).

Câu 4

Tính bằng cách thuận tiện nhất :

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm lại với nhau.

Lời giải chi tiết:

Câu 5

Tính :

a) a + b × c với a = 3, b = 5,  c = 7 ;

b) a – b : c với a = 40, b = 60, c = 6 ;

c) a × b : c với a = 18, b = 6, c = 3.

Phương pháp giải:

- Thay các chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

- Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức :

+ Biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu a = 3, b = 5, c = 7 thì a + b × c = 3 + 5 × 7 = 3 + 35 = 38.

   Vậy giá trị biểu thức a + b × c với a = 3, b = 5, c = 7 là 38.

b) Nếu a = 40, b = 60, c = 6 thì a – b : c  = 40 – 60 : 6 = 40 – 10 = 30.

   Vậy giá trị biểu thức a – b : c  với a = 40, b = 60, c = 6 là 30.

c) Nếu a = 18, b = 6, c = 3 thì a × b : c = 18 × 6 : 3 = 108 : 3 = 36.

   Vậy giá trị biểu thức a × b : c  với a = 18, b = 6, c = 3 là 36.

Câu 6

Một xã có 4320 người. Sau một năm số dân của xã đó tăng thêm 80 người. Sau một năm nữa số dân lại tăng thêm 72 người. Hỏi sau hai năm, số dân của xã đó là bao nhiêu người ?

Phương pháp giải:

- Tính số người tăng thêm sau hai năm.

- Số dân của xã đó sau hai năm = Số người ban đầu + Số người tăng thêm sau hai năm.

Lời giải chi tiết:

Sau hai năm xã đó tăng số người là :

             80 + 72 = 152 (người)

Sau hai năm, số dân của xã đó có số người là :

            4320 + 152 = 4472 (người)

                          Đáp số: 4472 người. 

Ta có thể làm “gộp” như sau :

Sau hai năm, số dân của xã đó có số người là :

            4320 + (80 + 72)  = 4472 (người)

                          Đáp số: 4472 người.

dapandethi.vn