Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chơi trò chơi "Nghĩ ra biểu thức chứa chữ".

a) Mỗi bạn trong nhóm nêu ví dụ về một biểu thức có chứa một chữ, một ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ.

b) Nhóm thảo luận và nghĩ ra một biểu thức có chứa ba chữ

Phương pháp giải:

Biểu thức có chứa một chữ (hoặc hai chữ) bao gồm các số, dấu phép tính và một chữ (hoặc hai chữ) …

Lời giải chi tiết:

a) Biểu thức có chứa một chữ : a + 52 ; …

    Biểu thức có chứa hai chữ : a + b + 235 ; …

b) Biểu thức có chứa ba chữ : a + b + c ; …

Câu 2

Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn :  

a + b +c là biểu thức có chứa ba chữ.

• Nếu a = 3, b = 2 và c = 4 thì a + b + c = 3 + 2 + 4 = 9 ; ta nói giá trị của biểu thức a + b + c với a = 3, b = 2 và c = 4 là 9.

• Nếu a = 4, b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 4 + 2 + 0 = 6 ; ta nói giá trị của biểu thức a + b + c với a = 4, b = 0 và c = 2 là 6.

Câu 3

Viết tiếp vào chỗ chấm :

a) Giá trị của biểu thức a + b + c với a = 4, b = 2 và c = 3 là ……

b) Giá trị của biểu thức a + (b + c) với a= 4, b = 2 và c = 3 là ……

c) Giá trị của biểu thức a – b + c với a = 8, b = 5 và c = 7 là ……

d) Giá trị của biểu thức m × n + p với m = 5, n = 9 và p = 10 là ……

Phương pháp giải:

- Thay các chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

- Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức:

+ Biểu thức chỉ có phép tính cộng và trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

+ Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu a = 4, b = 2 và c = 3 thì a + b + c = 4 + 2 + 3 = 9.

    Vậy giá trị của biểu thức a + b + c với a = 4, b = 2 và c = 3 là 9.

b) Nếu a = 4, b = 2 và c = 3 thì a + (b + c) = 4 + (2 + 3) = 4 + 5 = 9.

   Vậy giá trị của biểu thức a + (b + c) với a = 4, b = 2 và c = 3 là = 9.

c) Nếu a = 8, b = 5 và c = 7 thì a – b + c = 8 – 5 + 7 = 3 + 7 = 10.

   Vậy giá trị của biểu thức a – b + c với a = 8, b = 5 và c = 7 là 10.

d) Nếu m = 5, n = 9 và p = 10 thì m × n + p = 5 × 9 + 10 = 45 + 10 = 55.

   Vậy giá trị của biểu thức m × n + p với m = 5, n = 9 và p = 10 là 55.

Câu 4

a) Viết vào chỗ chấm và so sánh giá trị của  (a + b) + c với giá trị của a + (b + c) :

b) Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn : 

• Ta thấy giá trị của (a + b) + c và của a + (b + c) luôn bằng nhau, ta viết :

(a + b) + c = a + (b + c)

• Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

 

Phương pháp giải:

- Thay các chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) luôn bằng nhau.

Câu 5

Viết vào chỗ chấm thích hợp :

a)   (10 + 25) + 30 = 10 + (25 + ...) ;

b)   (9 + 13) + 27 = .... + (13 + 27).

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng : Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

Lời giải chi tiết:

a)   (10 + 25) + 30 = 10 + (25 + 30) ; 

b)   (9 + 13) + 27 = 9 + (13 + 27).

dapandethi.vn