Câu hỏi 1 :
Máy biến áp là những thiết bị có khả năng
- A Biến đổi điện áp một chiều
- B Biến đổi đện áp xoay chiều
- C làm tăng tần số dòng điện xoay chiều
- D làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 2 :
Máy biến áp là một thiết bị dùng để
- A thay đổi điện áp và cường độ dòng điện
- B thay đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số
- C thay đổi tần số của nguồn điện xoay chiều
- D thay đổi điện áp và công suất của nguồn điện xoay chiều
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 3 :
Trong các thiết bị nào sau đây, thiết bị nào ta có thể coi giống như một máy biến áp
- A Bộ kích điện từ ắc quy để sử dụng trong gia đình khi mất điện lưới
- B Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ
- C Bộ lưu điện sử dụng cho máy tính
- D Sạc pin điện thoại
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 4 :
Trong cách cách sau cách nào đơn giản nhất để làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện năng đi xa
- A Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn
- B Xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ
- C Tăng điện áp truyền tải
- D Tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 5 :
Máy biến áp lí tưởng có:
- A \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
- B \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
- C \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = {N_1} + {N_2}\)
- D \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = {N_1} - {N_2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương pháp: Sử dụng công thức máy biến áp
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Cách giải:
Đối với máy biến áp lí tưởng: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Câu hỏi 6 :
Một máy biến thế có số vòng dây của cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến thế này có tác dụng nào sau đây?
- A Giảm cả cường độ dòng điện lẫn hiệu điện thế
- B Giảm hiệu điện thế và tăng cường độ dòng điện
- C Tăng cả cường độ dòng điện và hiệu điện thế
- D Tăng hiệu điện thế và giảm cường độ dòng điện
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương pháp: Sử dụng công thức của máy biến áp
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Cách giải:
Ta có: \(\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}}\)
Có:
\({N_1} < {N_2} \Rightarrow \left\{ \matrix{
{U_1} < {U_2} \hfill \cr
{I_1} > {I_2} \hfill \cr} \right.\)
=> Tăng hiệu điện thế và giảm cường độ dòng điện
Câu hỏi 7 :
Gọi P là công suất điện cần tải đi, U là hiệu điện thế ở hai đầu đường dây, R là điện trở của đường dây. Công suất hao phí trên đường dây tải điện là ∆P thì biểu thức của ∆P là
- A ∆P = RP2/U2.
- B ∆P = RP2/U.
- C ∆P = RP/U2.
- D ∆P = RU2/P2.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính công suất hao phí
Lời giải chi tiết:
Công suất hao phí trên đường dây tải điện được tính theo công thức \(\Delta P = {{{P^2}R} \over {{U^2}}}\)
Chọn A
Câu hỏi 8 :
Một biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện khi truyền tải điện năng đi xa đang được áp dụng rộng rãi là
- A Tăng điện áp hiệu dụng ở trạm phát
- B Tăng chiều dài đường dây
- C Giảm điện áp hiệu dụng ở trạm phát
- D Giảm tiết diện dây tải
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Công suất hao phí trên dây khi truyền tải điện năng đi xa: \(\Delta P = {{{P^2}R} \over {{U^2}{{\cos }^2}\varphi }}\)
Lời giải chi tiết:
Để giảm hao phí trên dây khi truyền tải điện năng đi xa ta dùng biện pháp tăng điện áp hiệu dụng tại nơi phát
Câu hỏi 9 :
Phát biểu nào sau đây là sai ? Công suất hao phí trên đường dây tải điện phụ thuộc vào
- A Chiều dài đường dây tải điện
- B điện áp hai đầu dây ở trạm phát điện
- C Hệ số công suất của thiết bị tiêu thụ điện
- D Thời gian dòng điện chạy qua dây tải.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công suất hao phí \(P={{I}^{2}}R=\frac{{{P}^{2}}R}{{{U}^{2}}\text{co}{{\text{s}}^{2}}\varphi }\)
Lời giải chi tiết:
Công suất hao phí \(P={{I}^{2}}R=\frac{{{P}^{2}}R}{{{U}^{2}}\text{co}{{\text{s}}^{2}}\varphi }\)
Vậy công suất hao phí không phụ thuộc thời gian dòng điện chạy qua dây tải.
Chọn D
Câu hỏi 10 :
Một máy hạ áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N1 và N2. Kết luận nào sau đây đúng?
- A N2 > N1.
- B N2 < N1.
- C N2 = N1.
- D N2N1 = 1.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp: \(\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
Lời giải chi tiết:
Công thức máy biến áp: \(\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
Với \(\dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}} > 1 \Rightarrow {N_2} > {N_1}\): máy tăng áp
Với \(\dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}} < 1 \Rightarrow {N_2} < {N_1}\) : máy hạ áp
Chọn B.
Câu hỏi 11 :
Trong hình vẽ là
- A máy phát điện xoay chiều.
- B động cơ không đồng bộ ba pha.
- C máy biến áp.
- D động cơ không đồng bộ một pha.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về các loại máy
Lời giải chi tiết:
Trong hình vẽ là máy biến áp.
Chọn C
Câu hỏi 12 :
Nhận xét nào sau đây về máy biến thế là không đúng?
- A Máy biến thế có thể giảm hiệu điện thế
- B Máy biến thế có thể thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều
- C Máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế
- D Máy biến thế có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Máy biến thế là thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó.
Lời giải chi tiết:
Máy biến thế không làm thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
Chọn B.
Câu hỏi 13 :
Một nhà máy phát điện xoay chiều có công suất phát điện là \(P\) và điện áp hiệu dụng ở hai cực của máy phát là \(U. \) Điện năng phát ra từ nhà máy được truyền đến nơi tiêu thụ bằng đường dây có điện trở tổng cộng là \(r. \) Coi cường độ dòng điện cùng pha với điện áp. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là
- A \(\frac{P}{U}{{r}^{2}}.\)
- B \(\frac{{{P}^{{}}}}{{{U}^{2}}}r. \)
- C \(\frac{{{P}^{2}}}{{{U}^{{}}}}r. \)
- D \(\frac{{{P}^{2}}}{{{U}^{2}}}r. \)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là: \({{P}_{hp}}=\frac{{{P}^{2}}r}{{{U}^{2}}}\)
Chọn D.
Câu hỏi 14 :
Máy biến áp lí tưởng với cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng dây tương ứng là N1 và N2. Hệ thức liên hệ giữa điện áp hiệu dụng U1 ở hai đầu cuộn sơ cấp và điện áp hiệu dụng U2ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
- A \({U_1}{N_1} = {U_2}{N_2}\)
- B \({U_1} = {N_1}{N_2}.{U_2}\)
- C \({U_1}{U_2} = {N_1}.{N_2}\)
- D \({U_1}{N_2} = {U_2}{N_1}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp:
\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Leftrightarrow {U_1}{N_2} = {U_2}.{N_1}\)
Chọn D.
Câu hỏi 15 :
Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây ở cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp tương ứng là N1, N2. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Tìm công thức đúng
- A \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
- B \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
- C \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1} + {N_2}}}{{{N_2}}}\)
- D \(\frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \frac{{{N_1} + {N_2}}}{{{N_2}}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Công thức máy biến áp \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Chọn B.
Câu hỏi 16 :
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng
- A tạo ra từ trường quay
- B cảm ứng điện từ
- C cảm ứng tư
- D tự cảm
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp
Lời giải chi tiết:
Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu hỏi 17 :
Khi dùng máy biến áp, nếu tăng điện áp hiệu dụng ở hai đầu đường dây truyền tải lên 3 lần thì công suất hao phí (do tỏa nhiệt) trên đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ tăng hay giảm bao nhiêu lần so với khi không dùng máy biến áp?
- A Tăng 3 lần.
- B Tăng 9 lần.
- C Giảm 3 lần.
- D Giảm 9 lần.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính công suất hao phí trong quá trình truyền tải điện năng
Lời giải chi tiết:
Công suất hao phí được tính theo công thức sau
\(\Delta P = {{{P^2}R} \over {{U^2}{{\cos }^2}\varphi }}\)
Ta thấy công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp
Do đó, tăng điện áp hiệu dụng ở hai đầu đường dây truyền tải lên 3 lần thì công suất hao phí giảm đi 9 lần.
Chọn đáp án D
Câu hỏi 18 :
Một máy biến áp có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này
- A làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
- B là máy tăng áp.
- C làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
- D là máy hạ áp.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
công thức máy biến áp \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}=10\)
Vậy máy biến áp này là máy tăng áp.
Câu hỏi 19 :
Máy hàn điện nấu chảy kim loại hoạt động theo nguyên tắc máy biến áp có đặc điểm nào sau đây?
- A Cuộn sơ cấp gồm ít vòng dây tiết diện lớn, cuộn thứ cấp gồm nhiều vòng dây tiết diện nhỏ .
- B Cuộn sơ cấp gồm ít vòng dây tiết diện nhỏ, cuộn thứ cấp gồm nhiều vòng dây tiết diện lớn .
- C Cuộn sơ cấp gồm nhiều vòng dây tiết diện lớn, cuộn thứ cấp gồm ít vòng dây tiết diện nhỏ.
- D Cuộn sơ cấp gồm nhiều vòng dây tiết diện nhỏ, cuộn thứ cấp gồm ít vòng dây tiết diện lớn
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp \(\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}}\)
Công thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\\{N_2} < < {N_1}\end{array} \right. \Rightarrow {I_2} > > {I_1}\)
Vậy số vòng dây của cuộn thứ cấp phải ít hơn cuộn sơ cấp rất nhiều
Mặt khác, để cường độ dòng điện lớn thì điện trở của cuộn thứ cấp phải nhỏ, \(R = \rho \frac{l}{S}\) nên tiết diện dây cuộn sơ cấp cần lớn.
Câu hỏi 20 :
Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng
- A giảm điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
- B tăng điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
- C tăng điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
- D giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp : \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)
Máy biến áp chỉ làm thay đổi điện áp mà không làm thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
Lời giải chi tiết:
Công thức máy biến áp : \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)
Vì N1 > N2 nên U1 > U2 vậy máy là máy hạ áp
Máy biến áp chỉ làm thay đổi điện áp mà không làm thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
Câu hỏi 21 :
Đặt một điện áp xoay chiều vào cuộn sơ cấp một máy biến áp không lý tưởng. Đại lượng nào sau đây ở cuộn thứ cấp không đổi so với cuộn sơ cấp?
- A Cường độ dòng điện hiệu dụng.
- B Công suất.
- C Tần số của điện áp xoay chiều.
- D Điện áp hiệu dụng.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Lí thuyết về máy biến áp
Lời giải chi tiết:
Cách giải:
Máy biến áp là thiết bị dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó. Khi điện áp thay đổi làm cho cường độ dòng điện cũng thay đổi theo.
Máy biến áp không lí tưởng → công suất ở cuộn thứ cấp khác công suất ở cuộn sơ cấp.
→ Chọn C
Câu hỏi 22 :
Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp là 2200 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220V - 50Hz, khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 6V. Số vòng của cuộn thứ cấp là:
- A 30 vòng
- B 60 vòng
- C 42 vòng
- D 85 vòng
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức của máy biến thế: \(\frac{{{\text{U}}_{\text{1}}}}{{{\text{U}}_{\text{2}}}}\text{ = }\frac{{{\text{N}}_{\text{1}}}\text{ }}{{{\text{N}}_{\text{2}}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\frac{{{\text{U}}_{\text{1}}}}{{{\text{U}}_{\text{2}}}}\text{ = }\frac{{{\text{N}}_{\text{1}}}\text{ }}{{{\text{N}}_{\text{2}}}}\Rightarrow \frac{\text{220}}{\text{6}}\text{ = }\frac{\text{2200}}{{{\text{N}}_{\text{2}}}}\Rightarrow {{\text{N}}_{\text{2}}}\text{ = 60}\) (vòng)
Chọn B
Câu hỏi 23 :
Với cùng một công suất cần truyền tải, nếu tăng điện áp hiệu dụng ở nơi truyền tải lên 20 lần thì công suất hao phí trên đường dây
- A giảm 400 lần
- B giảm 20 lần
- C tăng 20 lần
- D tăng 400 lần
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức công suất hao phí trên đường dây: \(\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ P = }{{\text{I}}^{\text{2}}}\text{R = }{{\left( \frac{\text{P}}{\text{Ucos }\!\!\varphi\!\!\text{ }} \right)}^{\text{2}}}\text{R}\)
Lời giải chi tiết:
Khi tăng điện áp hiệu dụng ở nơi truyền tải lên 20 lần thì công suất hao phí giảm 202 = 400 lần
Chọn A
Câu hỏi 24 :
: Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, nếu giữ nguyên công suất phát tại nơi sản xuất điện, để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện xuống 25 lần, cần
- A
giảm điện áp đưa lên đường dây tải xuống 5 lần.
- B giảm điện áp đưa lên đường dây tải xuống 25 lần.
- C tăng điện áp đưa lên đường dây tải 25 lênlần
- D tăng điện áp đưa lên đường dây tải lên 5 lần.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công suất hao phí trên đường dây tải điện: \(\Delta P=\frac{{{P}^{2}}.r}{{{U}^{2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Công suất hao phí trên đường dây tải điện: \(\Delta P=\frac{{{P}^{2}}.r}{{{U}^{2}}}\).
Công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp đưa lên đường dây tải.
Để giảm hao phí 25 lần cần tăng điện áp đưa lên đường dây tải lên 5 lần.
Chọn D
Câu hỏi 25 :
Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp có cuộn sơ cấp A và cuộn thứ cấp B. Cuộn A được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Cuộn B gồm các vòng dây quấn cùng chiều, một số điểm trên B được nối ra các chốt m, n, p, q (như hình bên). Số chỉ của vôn kế V có giá trí nhỏ nhất khi khóa K ở chốt nào sau đây?
- A
Chốt m
- B
Chốt q
- C
Chốt p
- D
Chốt n
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Số chỉ vôn kế ở đầu ra của cuộn thứ cấp được xác định bởi: \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\Rightarrow {{U}_{2}}={{U}_{1}}.\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}\)
Lời giải chi tiết:
Nhìn vào hình vẽ ta thấy số vòng dây của cuộn thứ cấp lớn nhất khi khóa K ở chốt m, số vòng dây nhỏ nhất khi ở chốt q. Số chỉ của Vôn kế V có giá trị nhỏ nhất khi số vòng dây của cuộn thứ cấp nhỏ nhất \(\Rightarrow \) khóa K ở chốt q.
Chọn B
Câu hỏi 26 :
Một máy biến áp có hai cuộn dây, cuộn sơ cấp có \(500\) vòng, cuộn thứ cấp có \(100\) vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(100V\) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là
- A \(20V.\)
- B \(50V.\)
- C \(200V.\)
- D \(10V.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
\( \Rightarrow {U_2} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}{U_1} = \dfrac{{100}}{{500}}100 = 20V\)
Chọn A
Câu hỏi 27 :
Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm \({N_1}\) vòng được đặt vào một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \({U_1} = 220V\) không đổi, cuộn thứ cấp có số vòng \({N_2}\) thay đổi được nhờ núm vặn để lấy ra được các điện áp hiệu dụng có giá trị như hình bên. Tỉ số \(\dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\) lớn nhất là
- A \(\dfrac{{220}}{3}.\)
- B \(\dfrac{{220}}{9}.\)
- C \(\dfrac{{110}}{3}.\)
- D \(\dfrac{{55}}{3}.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Tỉ số \(\dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\) lớn nhất khi \({U_2}\) nhỏ nhất
Từ hình, ta thấy \({U_{2\min }} = 3V\)
\( \Rightarrow {\left[ {\dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}} \right]_{max}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{U_{2\min }}}} = \dfrac{{220}}{3}\)
Chọn A
Câu hỏi 28 :
Trong máy tăng áp, tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp
- A nhỏ hơn 1.
- B bằng 1.
- C lớn hơn 2.
- D lớn hơn 1.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về máy biến áp
Lời giải chi tiết:
Ta có:\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Máy tăng áp có số vòng ở cuộn thứ cấp \(\left( {{N_2}} \right)\) lớn hơn số vòng ở cuộn sơ cấp \(\left( {{N_1}} \right)\)
\(\begin{array}{l}{N_2} > {N_1}\\ \Rightarrow \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} < 1\end{array}\)
Chọn A
Câu hỏi 29 :
Một máy tang áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là \({N_1}\) và\({N_2}\). Kết luận nào sau đây đúng?
- A \({N_2} < {N_1}\)
- B \({N_2} > {N_1}\)
- C \({N_2} = {N_1}\)
- D
\({N_2}.{N_1} = 1\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Máy tăng áp có: \({U_2} > {U_1}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Máy tăng áp có: \({U_2} > {U_1} \Rightarrow {N_2} > {N_1}\)
Chọn B.
Câu hỏi 30 :
Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp (có N1 vòng dây) của một máy hạ áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp (có N2 vòng dây) để hở là U2. Hệ thức nào sau đây đúng?
- A \(\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}} < 1\)
- B \(\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} > 1\)
- C \(\dfrac{{{U_2}}}{{U{ & _1}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} < 1\)
- D \(\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}} > 1\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp: \(\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
Máy hạ áp có: \({U_2} < {U_1}\)
Lời giải chi tiết:
Máy hạ áp có: \({U_2} < {U_1} \Rightarrow \dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}} < 1\)
Chọn A.
Câu hỏi 31 :
Máy biến áp để dùng cho các khu vực dân cư có đặc điểm nào sau đây?
- A Là máy hạ áp, có số vòng dây ở cuộn thứ cấp nhỏ hơn ở cuộn sơ cấp.
- B Là máy tăng áp, có số vòng dây ở cuộn sơ cấp lớn hơn ở cuộn thứ cấp.
- C Là máy tăng áp, có số vòng dây ở cuộn thứ cấp lớn hơn ở cuộn sơ cấp.
- D Là máy hạ áp, có số vòng dây ở cuộn thứ cấp lớn hơn ở cuộn sơ cấp.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Máy biến áp dủng cho các khu vực dân cư là máy hạ áp, có số vòng dây cuộn thứ cấp nhỏ hơn ở cuộn sơ cấp.
Chọn A.
Câu hỏi 32 :
Một máy biến áp lí tưởng với cuộn dây sơ cấp có \({N_1}\) vòng, cuộn dây thứ cấp có \({N_2}\) vòng. Máy có tác dụng hạ áp nếu
- A \({N_2} = {N_1}\)
- B \({N_2} > {N_1}\)
- C \({N_2} < {N_1}\)
- D \({N_2} < 2{N_1}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức máy biến áp: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
\( \Rightarrow {U_2} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}{U_1}\)
Máy có tác dụng hạ áp nếu \({N_2} < {N_1}\)
Chọn C
Câu hỏi 33 :
Một máy hạ thế lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N1 và N2. Kết luận nào sau đây đúng?
- A \({N_2} < {N_1}\)
- B \({N_2} > {N_1}\)
- C \({N_2}.{N_1} = 1\)
- D \({N_2} = {N_1}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Công thức máy biến áp: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
+ Máy hạ thế: \({U_2} < {U_1}\)
Lời giải chi tiết:
Máy hạ thế có: \({U_2} < {U_1}\)
Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\\{U_2} < {U_1}\end{array} \right. \Rightarrow {N_2} < {N_1}\)
Chọn A.
Câu hỏi 34 :
Trên đường dây tải điện Bắc – Nam ở Việt Nam, trước khi đưa điện năng lên đường dây truyền tải, người ta tăng điện áp lên 500 kV nhằm mục đích
- A
tăng cường độ dòng điện trên dây tải điện.
- B
tăng hệ số công suất của mạch truyền tải.
- C tăng công suất điện trên dây truyền tải.
- D Giảm hao phí điện năng khi truyền tải.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về truyền tải điện năng
Lời giải chi tiết:
Người ta tăng điện áp lên nhằm giảm hao phí điện năng khi truyền tải.
Chọn D
Câu hỏi 35 :
Một máy biến áp lí tưởng có tỉ số giữa số vòng dây trên cuộn thứ cấp và trên cuộn sơ cấp bằng \(0,05\). Điện áp đưa vào cuộn sơ cấp có giá trị hiệu dụng bằng 120V và tần số bằng 50Hz. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp và tần số dòng điện có giá trị hiệu dụng bằng
- A
2,4kV và tần số bằng 50Hz.
- B
6V và tần số bằng 50Hz.
- C 6V và tần số bằng 2,5Hz.
- D 2,4kV và tần số bằng 2,5Hz.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức máy biến áp: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Tần số dòng điện của cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là như nhau
\( \Rightarrow f = 50Hz\)
Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp: \({U_2} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}{U_1} = 0,05.120 = 6V\)
Chọn B
Câu hỏi 36 :
Chọn phát biểu sai.
- A Máy biến áp là thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
- B Lõi sắt non được bố trí trong máy biến áp để giảm tác dụng của dòng Fu-cô.
- C Khi máy biến áp hoạt động, dòng điện ở các cuộn sơ cấp và thứ cấp có cùng tần số.
- D Trong máy biến áp, cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp phải có số vòng khác nhau.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 37 :
Một máy biến áp có tỉ số vòng dây của cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp bằng 2. Máy đó có tác dụng
- A tăng cường độ dòng điện.
- B tăng áp. (N2>N1 )
- C tăng hoặc hạ áp.
- D hạ áp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nếu trong máy biến áp có số vòng dây cuộn thứ cấp lớn hơn cuộn sơ cấp thì đó là máy biến thế tăng áp
Chọn B
Câu hỏi 38 :
Một trạm phát điện truyền đi một công suất không đổi. Ban đầu công suất hao phí trên đường dây tải là 50 kW. Sau đó người ta chỉ mắc thêm vào đường dây một tụ điện để công suất hao phí trên đường dây giảm đến giá trị cực tiểu là 24,5 kW. Tìm hệ số công suất lúc đầu.
- A 0,75
- B 0,70
- C 0,80
- D 0,80
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Khi công suất hao phí giảm đến cực tiểu ta có \(P = UI = > \Delta {P_{\min }} = {{R.{P^2}} \over {{U^2}}}\)
Hao phí ban đầu \(\Delta P = {{R.{P^2}} \over {{U^2}{{\cos }^2}\varphi }}\)
Lập tỷ số ta được :\(\cos \varphi = \sqrt {{{\Delta {P_{\min }}} \over {\Delta P}}} = 0,7\)
Câu hỏi 39 :
Một máy biến áp lý tưởng, có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này
- A làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
- B là máy tăng áp.
- C làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
- D là máy hạ áp.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
+ Máy biến áp có số vòng thứ cấp ít hơn số vòng sơ cấp máy hạ áp.
Câu hỏi 40 :
Điện năng truyền tải đi xa bị tiêu hao chủ yếu do tỏa nhiệt trên đường dây. Coi điện trở đường dây và công suầt điện được truyền đi không đổi. Nêu tăng điện áp tại nơi phát lên hai lần thì công suất hao phí trên đường dây
- A giảm bốn lần.
- B tăng hai lần.
- C tăng bốn lần.
- D giảm hai lần.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 41 :
Phát biểu nào sau đây sai về máy biến áp:
- A Là dụng cụ dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
- B Cấu tạo gồm hai cuộn dây đồng quấn trên lõi thép.
- C Cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ thuận với số vòng dây.
- D Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Phương pháp: Vận dụng lí thuyết về máy biến áp
Hướng dẫn giải:
A, B, D - đúng
C - sai vì cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ nghịch với số vòng dây
Câu hỏi 42 :
Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp
- A có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số trong cuộn sơ cấp.
- B bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
- C luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
- D luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Máy biến thế là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp (xoay chiều) và không làm thay đổi tần số của nó.
Câu hỏi 43 :
Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng và cuộn thức cấp 100 vòng. Gọi I1 và I2 là cường độ hiệu dụng qua cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp; T1 và T2 là chu kì của dòng điện qua cuộn sơ cấp và thứ cấp. Chọn hệ thức đúng:
- A I1> I2; T1 = T2.
- B I1< I2; T1 = T2.
- C I1< I2; T1< T2.
- D I1 = I2; T1> T2.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp: Vận dụng biểu thức: $\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}}$
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Ta có:
+ $\frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \leftrightarrow \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{1000}}{{100}} = 10$
=> I2>I1
+ Máy biến thế không làm thay đổi tần số => T1 = T2
=>Phương án B đúng
Câu hỏi 44 :
Một máy biến áp có số vòng dây cuộn sơ cấp là 2000 vòng được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số 50Hz. Cường độ dòng điện hiệu dụng cuộn sơ cấp là 2 A và cuộn thứ cấp là 10A. Số vòng dây cuộn thức cấp là:
- A 10000 vòng
- B 4000 vòng
- C 400 vòng
- D 200 vòng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp:Vận dụng biểu thức: $\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}}$
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Ta có:
$\frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \leftrightarrow \frac{{10}}{2} = \frac{{2000}}{{{N_2}}} = 10 \to {N_2} = 400$
=> Số vòng dây ở cuộn thứ cấp là 400 vòng
Câu hỏi 45 :
Một đường dây tải điện có công suất hao phí trên đường dây là 500 W. Sau đó người ta mắc thêm vào mạch một tụ điện sao cho công suất hao phí giảm đến giá trị cực tiểu và bằng 320 W (công suất và điện áp truyền đi không đổi). Hệ số công suất của mạch điện lúc đầu là
- A 0,7
- B 0,8
- C 0,6
- D 0,9
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp:
Công thức tính công suất hao phí trên đường dây: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{{\left( {U.\cos \varphi } \right)}^2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Cách giải:
Công suất hao phí lúc đầu: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{{\left( {U.\cos \varphi } \right)}^2}}} = 500W\,\,\,\left( 1 \right)\)
Công suất hao phí lúc sau: \(\Delta P' = \frac{{{P^2}R}}{{{{\left( {U.\cos \varphi '} \right)}^2}}}\)
Công suất hao phí giảm đến giá trị cực tiểu \(\Delta P{'_{\min }} \Leftrightarrow \cos \varphi ' = 1 \Rightarrow \Delta P' = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} = 320W\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\frac{{\Delta P'}}{{\Delta P}} = \frac{{\frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}}}{{\frac{{{P^2}R}}{{{{\left( {U.\cos \varphi } \right)}^2}}}}}\,\, \Leftrightarrow {\cos ^2}\varphi = \frac{{320}}{{500}} \Rightarrow \cos \varphi = 0,8\)
Chọn B
Câu hỏi 46 :
Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng dây, mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế U1 = 200V, khi đó hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2 = 10V. Bỏ qua hao phí của máy biến áp thì số vòng dây cuộn thứ cấp là
- A 500 vòng
- B 100 vòng
- C 25 vòng
- D 50 vòng
Đáp án: B
Phương pháp giải:
công thức máy biến áp \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)
Lời giải chi tiết:
N1 = 1000 vòng, U1 = 200V, U2 = 10V
Áp dụng công thức \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\Rightarrow \frac{200}{10}=\frac{2000}{{{N}_{2}}}\) nên N2 = 100 vòng
Câu hỏi 47 :
Hiện nay chỉ số chất lượng không khí AQI (ari quality index) tại Hà Nội là đề tài thời sự được nhiều người quan tâm. Một số gia đình đã chọn máy lọc không khí của Nhật Bản nội địa để giảm thiểu các tác dụng tiêu cực do không khí ô nhiễm. Tuy nhiên hiệu điện thế định mức của loại máy này là 100V nên để sử dụng với mạng điện dân dụng tại Việt Nam thì cần một máy biến áp có tỉ lệ giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp là.
- A 2,2
- B 22
- C 1,1
- D 11.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dòng điện dân dụng của Việt Nam có hiệu điện thế hiệu dụng là 220V.
Công thức máy biến áp:
\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Dòng điện dân dụng của Việt Nam có hiệu điện thế hiệu dụng là 220V.
Ta có:
\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{220}}{{100}} = 2,2\)
Chọn A.
Câu hỏi 48 :
Điện năng truyền từ nơi phát đến khu dân cư với hiệu suất truyền tải H1 = 90% hao phí chỉ do toả nhiệt và không vượt quá 20%. Nếu công suất sử dụng ở khu dân cư tăng thêm 20% giữ nguyên điện áp U ở nơi phát thì hiệu suất lúc này H2 bằng
- A 85,8%
- B 86,1%
- C 89,2%
- D 92,8%
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp: Sử dụng công thức tính hao phí và hiệu suất
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Cách giải:
Giả sử công suất cần truyền tải ban đầu và sau khi tăng công suất sử dụng ở khu dân cư lần lượt là: P1 = 1000W; P(W)
Công suất sử dụng ở khu dân cư lúc đầu và sau đó lần lượt là:
\(\left\{ \matrix{
{P_{ci1}} = 0,9.1000 = 900W \hfill \cr
{P_{ci}} = 1,2.1000 = 1200W \hfill \cr} \right.\)
Công suất hao phí lúc ban đầu: ∆P1 = 1000 – 900 = 100 W \( \Rightarrow \Delta P = \frac{{P_1^2R}}{{{U^2}}} = 100 \Rightarrow \frac{R}{{{U^2}}} = \frac{{100}}{{{{1000}^2}}} = {10^{ - 4}}\)
Có :
\({P_{ci}} = P - \Delta P = P - {{{P^2}R} \over {{U^2}}} = 1200 \Leftrightarrow P - {10^{ - 4}}.{P^2} = 1200 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
P = 1394,45W \hfill \cr
P = 8605,55W \hfill \cr} \right.\)
+ Với P = 1394,45W \( \Rightarrow {H_2} = \frac{{{P_{ci}}}}{P}.100\% = \frac{{1200}}{{1394,45}}.100\% = 86,1\% \)
+ Với P = 8605,55W \( \Rightarrow {H_2} = \frac{{{P_{ci}}}}{P}.100\% = \frac{{1200}}{{8605,55}}.100\% = 13,9\% \)
Kết hợp với điều kiện hao phí không quá 20% (hiệu suất truyền tải lớn hơn 80%) => P = 1394,45W thoả mãn => H2 = 86,1%
Câu hỏi 49 :
Một máy biến áp lý tưởng có hai cuộn dây D1 và D2 . Khi mắc hai đầu cuộn D1 vào mạng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn D2 để hở có giá trị là 9 V. Khi mắc hai đầu cuộn D2 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn D1 để hở có giá trị là 4 V. Giá trị của U bằng
- A 36 V
- B 9 V
- C 6V
- D 2,5V
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức máy biến áp:
\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức máy biến áp:
\(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{U}{9} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\\
\frac{U}{4} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{U}{9} = \frac{4}{U} \Leftrightarrow {U^2} = 4.9 = 36 \Rightarrow U = 6V\)
Câu hỏi 50 :
Điện năng ở một nhà máy điện trước khi truyền đi xa phải đưa tới một máy tăng áp. Ban đầu, số vòng dây của cuộn thứ cấp của máy tăng áp là N2 thì hiệu suất của quá trình truyền tải là 80%. Biết điện áp hiệu dụng và số vòng dây ở cuộn sơ cấp không đổi. Để hiệu suất của quá trình truyền tải tăng lên đến 95% thì số vòng dây của cuộn thứ cấp ở máy biến áp phải là
- A 4N2
- B 2N2
- C v
- D 3N2
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp:
Công thức máy biến áp và công thức tính hiệu suất của quá trình truyền tải: $\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}};H = 1 - \frac{{PR}}{{{U^2}.{{\cos }^2}\varphi }}$
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Ta có:
$\eqalign{
& H = 1 - {{PR} \over {{U^2}.{{\cos }^2}\varphi }} \Rightarrow {{PR} \over {{U^2}.{{\cos }^2}\varphi }} = 1 - H \Rightarrow {{{U_2}} \over {{U_2}'}} = \sqrt {{{1 - H'} \over {1 - H}}} = \sqrt {{{1 - 0,95} \over {1 - 0,8}}} = 0,5 \cr
& \Rightarrow {{{N_2}'} \over {{N_2}}} = {{{U_2}'} \over {{U_2}}} = 2 \Rightarrow {N_2}' = 2{N_2} \cr} $