Câu hỏi 1 :

Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có

  • A hội Đồng minh              
  • B hội Cứu quốc           
  • C hội  Phản phong          
  • D hội Phản đế

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 109)

Xây dựng lực lượng chính trị là một trong những nhiệm vu cấp bách của đảng. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao BằnG đều có các hội Cứu quốc, trong đó có ba châu hoàn toàn.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Sau khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng

  • A Khi giải phóng Việt Bắc                                 
  • B Trung tâm chỉ đạo kháng chiến
  • C Sở chỉ huy các chiến dịch                                
  • D Căn cứ địa cách mạng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 11)

Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt là:

  • A Quân Tưởng                                                
  • B Quân Pháp                                                   
  • C Quân Mỹ
  • D Quân Nhật 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 112

Lời giải chi tiết:

Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chính đã tao nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện cho tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

  • A Mặt trận Liên Việt
  • B Mặt trận Đồng Minh
  • C Mặt trận Việt Minh
  • D Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 108)

Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian chuẩn bị, Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941. Hội nghị đánh đấu sự hoàn chỉnh chủ trương chuyên hướng chỉ đạo cách mạng của đảng, trong đó chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ của Việt Minh được công bố chính thức. Chương trình cứu nước của Việt Minh được đông đảo tầng lớp nhân dân hưởng ứng.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Ngày 13-8-1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào?

  • A Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
  • B Ủy ban lâm thời Khu giải phóng
  • C  Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì
  • D Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 115)

Lời giải chi tiết:

Ngay từ ngày 13 -8-1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy Ban khỏi nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cũng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là

  • A Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế
  • B Hải Dương, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam
  • C  Bắc Giang, Hà Nội, Huế, Quảng Nam
  • D Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 116)

Lời giải chi tiết:

Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tình lị sớm nhất trong cả nước.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Địa phương được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là

  • A Lạng Sơn
  • B Thái Nguyên
  • C Bắc Kạn
  • D Cao Bằng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 109)

Lời giải chi tiết:

Xây dựng lực lượng chính trị là một trong những nhiệm vụ cấp bách của đảng – Vận động quần chúng tham gia Mặt trận Việt Minh. Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Băng đều có các Hội Cứu Quốc, trong đó có ba châu hoàn toàn.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương Đảng 12/3/1945 đã nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là:

  • A Thực dân Pháp và phát xít Nhật
  • B Thực dân Pháp
  • C Đế quốc Mĩ
  • D Phát xít Nhật

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 112)

Lời giải chi tiết:

Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chinh đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) xác định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta theo hình thái

  • A Khởi nghĩa vũ trang
  • B Đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
  • C Chuyển giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
  • D Dùng bạo lực cách mạng để đánh bại kẻ thù

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 109)

Lời giải chi tiết:

Hội nghi lần thứ 8 Ban Chấp  hành Trung ương Đảng tại Pác Pó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước tâ là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh, chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Năm 1940, căn cứ địa cách mạng được xây dựng theo chủ trương của Đảng là:

  • A căn cứ địa Cao Bằng
  • B căn cứ địa Lạng Sơn
  • C căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai
  • D căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

(Sgk trang 110)

Lời giải chi tiết:

Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được đảng quan tâm. Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11-1940 chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tại hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập

  • A Mặt trận Liên Việt
  • B Mặt trận Việt Minh
  • C Mặt trận Đồng minh
  • D Mặt trận thống nhất phản đế đông Dương

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 109

Lời giải chi tiết:

Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết đinh thành lập Mặt trận Việt Minh (19-5-1941) (Mặt trận Viêt Nam độc lập đồng minh).

Chọn đáp án: B 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) xác đinh cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta theo hình thái

  • A Khởi nghĩa vũ trang
  • B Đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
  • C Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 
  • D Dùng bạo lực cách mạng để đánh bại kẻ thù.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp: Sgk trang 109

Lời giải chi tiết:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nhà thơ Tố Hữu viết:

“Ba mươi năm chân không mỏi

Mà đến bây giờ mới tới nơi”

Đó là hai câu thơ nói về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A Ngày 25-1-1941, tại Pác Pó, Cao Bằng
  • B Ngày 28-1-1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang
  • C Ngày 28-1-1941, tại Pác Pó, Cao Bằng. 
  • D Sau ngày 22-1-1941, tại Hà Nội. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 108

Lời giải chi tiết:

Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian dài chuẩn bị, Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941) đề ra khẩu hiệu gì?

  • A “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công. 
  • B “Người cày có ruộng”. 
  • C “Giảm tô, giảm tức”. 
  • D “Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày”. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 108.

Lời giải chi tiết:

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách  mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Thủ đoạn chính trị của phát xít Nhật khi xâm lược Đông Dương là

  • A Coi Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Nhật
  • B Dùng thủ đoạn lừa bịp để nhân dân ta tưởng chúng là “bạn” chứ không phải “thù”. 
  • C Bắt tay với Pháp cai trị nhân dân Đông Dương. 
  • D Tuyên truyền về “Khu thịnh vượng chung Đại Đông Á”, sức mạnh vô địch của đế quốc Nhật. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 103 

Lời giải chi tiết:

Sau khi vào Việt Nam, quân Nhật và tay sai đã ra sức tuyên ruyền, lừa bịp về văn minh và sức mạnh của Nhật Bản, về thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng được nhấn mạnh là “nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân” được nêu ra tại hội nghị nào?

  • A Hội nghi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936. 
  • B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939. 
  • C Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, tháng 5 – 1941
  • D Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng, tháng 3 – 1945. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 109

Lời giải chi tiết:

Hội nghị lần thứ  8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã xác định chuẩn bị khởi nghĩa là trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Để đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa, ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị

  • A Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta
  • B Thành lập tổ chức Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam. 
  • C “Sửa soạn khởi nghĩa”. 
  • D “Sắm vũ khí đuổi thù chung. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 111.

Lời giải chi tiết:

Năm 1943 Ban Việt Minh tỉnh Cao – Bắc – Lạng đã lập ra 19 ban “Xung phong Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai, phát triển lực lượng xuống miền xuôi. Ngày 7/7/1944, Tổng bộ Việt Minh cho ra đời chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”. Ngày 10/8/1944, Trung ương Đảng

kêu gọi “Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung”.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Tổ chức được thành lập vào tháng 12/1944 theo chỉ thị của Hồ Chí Minh có tên gọi là

  • A Đội Việt Nam Giải phóng quân.
  • B Trung đội Cứu quốc quân III.
  • C Đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai.
  • D Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk 12 trang 111.

Lời giải chi tiết:

Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của dân tộc ta là

  • A thực dân Pháp
  • B phong kiến tay sai.
  • C phát xít Nhật
  • D thực dân và phong kiến.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 112

Lời giải chi tiết:

Chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) đã nhận định: phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” thành khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đoạn cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước…”. Chọn đáp án đúng điền vào dấu (…)

 

  • A “Tự do, dân chủ”.
  • B “độc lập, tự do”.
  • C “độc lập, dân chủ”.
  • D “tự do, độc lập”.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 118.

Lời giải chi tiết:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

  • A Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
  • B Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939). 
  • C Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1940). 
  • D Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941). 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của đảng (11 – 1939), mở đầu cho quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng thì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) đã hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng này:

- Khăng định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp đấu tranh đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc.  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Sự áp bức, bóc lột dã man của Nhật – Pháp đã dẫn đến hâu quả gì?

  • A Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật sâu sắc. 
  • B Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp – Nhật sâu sắc
  • C Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp sâu sắc. 
  • D Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận, sgk trang 103, 104. 

Lời giải chi tiết:

Chính sách áp bức, bóc lột của Pháp – Nhật đối với nhân dân ta trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế - xã hội đã làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực => Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp – Nhật sâu sắc => Quầ chúng sục sôi khí thế cách mạng, sẵn sang vùng lên hành động.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Vì sao Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

  • A Mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt. 
  • B Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu. 
  • C Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị của nhân dân Đông Dương. 
  • D Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 104, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Xuất phát từ mâu thuẫn của nhân dân ta với đế quốc và phát xít Pháp – Nhật diễn ra gay gắt, nhiều cuộc nổi đấu tranh của nhân dân nổ ra đã đặt ra yêu cầu nhấn mạnh và đặc nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nội dung của hội nghị đã thể hiện rất rõ điều này.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Nhân tố nào đã tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công vào tháng Tám năm 1945?

  • A Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
  • C Nhân dân ta có truyền thống yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • D Quá trình chuẩn bị lâu dài, rút kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Tính chất của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là cách mạng

  • A dân tộc dân chủ
  • B xã hội chủ nghĩa
  • C dân chủ tư sản. 
  • D dân tộc dân chủ nhân dân. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Suy luận

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:  là cuộc cách mạng  giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước thoát khỏi sự đô hộ của các nước đế quốc, thực dân.

- Cách mạng tháng 8 năm 1945: Toàn dân không phân biệt tầng lớp, giai cấp, là công dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ đánh đuổi đế quốc giành độc lập.

- Dân chủ nhân dân là sau khi giành được độc lập dân tộc thì quyền lợi, nghĩa vụ của mọi công dân không phân biệt trí thức, công nhân, nông dân đều có quyền bình đẳng như nhau; Thực hiện nghĩa vụ công dân và pháp luật của nhà nước như nhau, được hưởng phúc lợi xã hội như nhau. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

  • A Phong trào cách mạng 1930 – 1931
  • B Phong trào dân chủ 1936 – 1939
  • C Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. 
  • D Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến thắng 8 năm 1945. 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 102, suy luận

Lời giải chi tiết:

Phong trào dân chủ nhân dân 1936-1939 được xem là cuộc tập dượt thứ 2 cho cách mạng tháng Tám sau cao trào 1930 -1931.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Yêu cầu số một của giai cấp nộng dân Việt Nam thời thuộc địa là

  • A ruộng đất                     
  • B hòa bình, tự do                  
  • C giảm tô, thuế             
  • D độc lập dân tộc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Bất cứ một giai cấp, tầng lớp trong thời kì thuộc địa, độc lập dân tộc luôn là yêu cầu số một.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 đến cách mạng nước ta?

 

 

  • A Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
  • B Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ khởi nghĩa chin muồi.
  • C Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương.
  • D Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa thật sự chin muồi.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 112, suy luận, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh). Ngày 12-3-1946, Bna thường vụ Trung ườn Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Bản chỉ thị nhận định:

- Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chin muồi.

- Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.

- Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 của phát xít Nhật là gì?

  • A Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng trở nên gay gắt.
  • B Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
  • C  Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương đang ráo riết hoạt động.
  • D Phát xít Nhật đang bị phản công ở Thái Bình Dương.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 112.

Lời giải chi tiết:

Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin – Sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức – một loạt nước châu Âu được giải phóng.

Ở Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những đòn nặng nề.

Ở Đông Dương, lực lượng quân Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật.

=> Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt => Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng và ít đổ máu là do

  • A  Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và chớp đúng thời cơ.
  • B Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  • C  Có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm của Đảng qua các phong trào cách mạng.
  • D Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

suy luận

Lời giải chi tiết:

a. Hoàn cảnh khách quan thuận lợi

- Giữa tháng 8 – 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa.

b. Chủ trương, biện pháp để khởi nghĩa giành chính quyền

- Ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toànquốc. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số1”phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cảnước.

- Từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.

- Từ ngày 16 đến ngày 17 – 8 – 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

=> Nếu có thời cơ thuận lợi nhưng không có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng để chớp thời cơ thì cũng không thể đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám,

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải