Câu hỏi 1 :
Dịch mã là quá trình tổng hợp
- A mARN
- B ADN
- C Protein.
- D tARN
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dịch mã là quá trình tổng hợp protein.
Chọn C
Câu hỏi 2 :
Trong các loại axit nucleic sau loại nào giữ chức năng vận chuyển axit amin?
- A ADN.
- B mARN.
- C rARN.
- D tARN.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
tARN có nhiệm vụ vận chuyển axit amin.
Chọn D
Câu hỏi 3 :
Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là
- A vùng điều hòa
- B vùng vận hành
- C vùng khởi động.
- D gen điều hòa.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là vùng vận hành.
Chọn B
Câu hỏi 4 :
Loại axit nuclêic tham gia vào cấu tạo ribôxôm là
- A tARN.
- B rARN.
- C ADN.
- D mARN.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Riboxom được cấu tạo từ mARNvà protein.
Chọn B
Câu hỏi 5 :
Phân tử nào sau đây có chức năng làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit?
- A rARN.
- B mARN.
- C tARN.
- D ADN.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
mARN có chức năng làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit.
Chọn B
Câu hỏi 6 :
Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?
- A rARN.
- B mARN.
- C tARN.
- D Gen.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã.
Chọn B
Câu hỏi 7 :
Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã ?
- A mARN.
- B ADN
- C tARN
- D rARN
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Bộ ba đối mã có trên tARN.
Chọn C
Câu hỏi 8 :
Loại nuclêôtit nào sau đây không có trong cấu trúc của tARN?
- A Timin.
- B Guanin.
- C Ađênin.
- D Xitêzin
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Timin không cấu tạo nên ARN.
Chọn A
Câu hỏi 9 :
Ở tế bào nhân thực, phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử nào sau đây?
- A ADN
- B Prôtêin.
- C Lipit.
- D ARN.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở tế bào nhân thực, phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử ARN.
Chọn D
Câu hỏi 10 :
Sản phẩm của quá trình phiên mã là
- A phân tử ARN
- B chuỗi polypeptit.
- C phân tử ADN
- D phân tử Xenlulôzơ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử ARN.
Chọn A.
Câu hỏi 11 :
Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”?
- A ADN.
- B tARN.
- C mARN
- D rARN.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN đóng vai trò như “ người phiên dịch” (SGK Sinh 12 trang 11)
Chọn B
Câu hỏi 12 :
Phân tử rARN được cấu trúc từ loại nguyên liệu nào sau đây?
- A Nuclêôxôm
- B Axit amin
- C Nucleotit
- D Chuỗi pôlipeptit.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phân tử rARN được cấu trúc từ nucleotit.
Chọn C
Câu hỏi 13 :
Enzim nào sau đây tham gia quá trình phiên mã (tổng hợp ARN)?
- A ligaza.
- B ADN pôlimeraza.
- C ARN pôlimeraza.
- D amilaza.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Enzyme ARN pôlimeraza tham gia vào quá trình phiên mã (SGK Sinh 12 trang 12)
Chọn C
Câu hỏi 14 :
Đơn phần cấu tạo nên chuỗi pôlipeptit là
- A nuclêôtit.
- B lactozo.
- C glucôzơ.
- D axit amin.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đơn phần cấu tạo nên chuỗi pôlipeptit là axit amin.
Chọn D
Câu hỏi 15 :
Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?
- A Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza.
- B Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
- C Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5' -3’.
- D Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo tồn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng về quá trình phiên mã là: C
A sai, không có sự tham gia của ADN pol.
B sai, phiên mã không có sự tham gia của riboxom.
D sai, phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Chọn C
Câu hỏi 16 :
Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã?
- A mARN
- B tARN.
- C rARN.
- D ADN.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
tARN là loại axit nuclêic mang bộ ba đối mã (SGK Sinh 12 trang 11).
Chọn B
Câu hỏi 17 :
Quá trình dịch mã dừng lại:
- A Khi riboxom tiếp xúc với vùng kết thúc nằm 5' ở đầu trên mARN.
- B Khi riboxom tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.
- C Khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN.
- D Khi riboxom tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Quá trình dịch mã dừng lại khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN.
Chọn C
Câu hỏi 18 :
Bộ ba mã sao nào sau đây không có bộ ba đối mã tương ứng?
- A 3’UAG5’
- B 3’UAA5’
- C 5’AUG3’
- D 5’UGA3’.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các bộ ba kết thúc sẽ không có bộ ba đối mã.
Các bộ ba kết thúc là 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’ hay: 3’AAU5’; 3’GAU5’; 3’AGU5’
Chọn D
Câu hỏi 19 :
Côđon 3’UGA5’ có triplet tương ứng là:
- A 5’TTA3’
- B 5’UXA3’
- C 3’UXA5’
- D 5’AXT3’
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Triplet là bộ ba trên mạch mã gốc của gen.
Codon: 3’UGA5’
Triplet: 5’AXT3’
Chọn D
Câu hỏi 20 :
Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây sai?
- A Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ARN polimeraza.
- B Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
- C Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’.
- D Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai về quá trình phiên mã là: B. quá trình phiên mã là tổng hợp ARN dựa trên khuôn mẫu ADN.
Chọn B
Câu hỏi 21 :
Loại ARN nào sau đây có chức năng là người phiên dịch?
- A ARN thông tin.
- B Tất cả các loại ARN.
- C ARN riboxom.
- D ARN vận chuyển.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
ARN vận chuyển được ví là người phiên dịch (SGK Sinh 12 trang 11).
Chọn D
Câu hỏi 22 :
Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin metionin là
- A 3'AUG5'.
- B 5'XAU5'
- C 5'AUG3'.
- D 3'XAU5'.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin metionin là 5'AUG3’ (SGK Sinh 12 trang 8)
Chọn C
Câu hỏi 23 :
Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là
- A nhân tố trung gian vận chuyển thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
- B truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể và thế hệ tế bào.
- C cấu tạo nên riboxom là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein.
- D
nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên ARN thông tin theo nguyên tắc bổ sung.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên ARN thông tin theo nguyên tắc bổ sung.
Chọn D
Câu hỏi 24 :
Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên
- A mạch gốc của gen.
- B phân tử mARN.
- C phân tử tARN.
- D phân tử rARN.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên phân tử tARN (SGK Sinh 12 trang 11).
Chọn C
Câu hỏi 25 :
Trong quá trình phiên mã, nucleôtit loại Ađênin liên kết bổ sung với nuclêôtit loại nào sau đây?
- A Uraxin
- B Xitozin
- C Timin
- D Guanin
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình phiên mã, nucleôtit loại Ađênin liên kết bổ sung với nuclêôtit loại Uraxin.
Chọn A
Câu hỏi 26 :
Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
- A 5’UAG3’: 5’UAA3’; 3’UGA5’.
- B 3’UAG5’: 3’UAA5’: 3’AGU5’.
- C 3’GAU5’: ‘AAU5’: 3’AUG5’
- D 3’GAU5’; 3’AAU5’: 3 AGU5’
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các bộ ba quy định tín hiệu kết thúc là : 3’GAU5’; 3’AAU5’: 3 AGU5’ (SGK Sinh học 12 trang 8)
Chọn D
Câu hỏi 27 :
Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
- A mARN và prôtêin
- B prôtêin
- C mARN
- D ADN
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử protein (SGK Sinh 12 trang 12).
Chọn B
Câu hỏi 28 :
Trong quá trình dịch mã,
- A trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động.
- B mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau.
- C mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên bất kì loại mARN nào.
- D mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại mARN.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình dịch mã mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên bất kì loại mARN nào.
A sai, thường có nhiều riboxom hoạt động trên mARN tạo thành poliriboxom.
B sai, mỗi tARN vận chuyển 1 axit amin
D sai, mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại tARN.
Chọn C
Câu hỏi 29 :
Loại ARN nào sau đây có thời gian tồn tại lâu nhất?
- A xARN
- B tARN
- C mARN
- D rARN
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Thời gian sống lâu của các ARN phụ thuộc vào độ bền vững trong liên kết nội phân tử. Cụ thể:
- Phân tử mARN do không có liên kết hidro trong phân tử nên thời gian tồn tại rất ngắn, chỉ tổng hợp vài polypeptit là nó bị phân huỷ ngay.
- Phân tử rARN có đến 70-80% liên kết hidro trong phân tử ( trong tARN số liên kết hidro là 30-40%) , lại liên kết với protein để tạo nên riboxom nên thời gian tồn tại là rất lớn, có thể đến vài thế hệ tế bào, cho nên nó là ARN có thời gian tồn tại lâu nhất.
Chọn D
Câu hỏi 30 :
Loại axit nuclêic nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã?
- A mARN.
- B ADN.
- C rARN
- D tARN
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
ADN không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã.
Chọn B