Câu hỏi 1 :

Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A  Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza
  • B Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm
  • C Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
  • D Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng là C.

A sai vì enzyme xúc tác cho phiên mã là ARN polimerase

B sai vì phiên mã không có sự tham gia của riboxom, riboxom tham gia vào dịch mã.

D sai vì phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?

  • A Restrictaza.
  • B  ARN polimeraza
  • C  ADN polimeraza.
  • D Ligaza.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Enzyme ARN polymerase tham gia vào quá trình tổng hợp ARN.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?

  • A Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin.
  • B Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.
  • C Anticôđon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với côđon tương ứng trên phân tử mARN.
  • D Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là: D

Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5’ → 3’

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là

  • A Pôlinuclêôxôm.
  • B Pôliribôxôm   
  • C  pôlipeptit.
  • D pôlinuclêôtit.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các riboxom này được gọi là pôliribôxôm.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trong quá trinh phiên mã, chuỗi polinuclêôtit dươc tổng hợp theo chiều nào?

  • A 5’→3’
  • B 5’ →  5’.
  • C 3’ →  5’ .      
  • D  3’ →  3’ .

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình phiên mã, enzyme ARN polimerase trượt dọc mạch mã gốc có chiều 3’ -5’ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Có một trình tự ARN 5’…AUG GGG UGX XAU UUU…3’ mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 aa. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc chuỗi polipeptit chỉ còn lại 2 aa  

  • A Thay thế X ở bộ ba nu thứ ba bằng A
  • B Thay thế A ở bộ ba nu đầu tiên bằng X
  • C Thay thế G ở bộ ba nu đầu tiên bằng A
  • D Thay thế U ở bộ ba nu đầu tiên bằng A

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phương pháp: sử dụng bảng mã di truyền

Trình tự ARN : 5’…AUG GGG UGX XAU UUU….3’

Sau đột biến đoạn polipeptit chỉ còn lại 2 aa → đột biến làm xuất hiện mã kết thúc sớm.

Bộ ba có thể đột biến thành bộ ba kết thúc là bộ ba thứ ba : UGX → UGA (kết thúc )

Vậy đột biến là thay X ở bộ ba thứ ba bằng A.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

  • A  A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
  • B A liên kết với X, G liên kết với T.
  • C A liên kết với U, G liên kết với X.
  • D  A liên kết với T, G liên kết với X.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phương pháp: trong dịch mã chỉ có liên kết bổ sung A –U; G- X và ngược lại.

Cách giải: loại bỏ các phương án có chứa T.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực?

  • A  Nhân. 
  • B Tế bào chất.              
  • C Màng tế bào.   
  • D Thể Gôngi

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở tế bào chất ( ở lưới nội sinh chất hạt).

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là

  • A alanin.
  • B formyl mêtiônin.
  • C valin.  
  • D mêtiônin.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ở vi khuẩn ( sinh vật nhân sơ) axit amin đầu tiên là fMet .

Chọn B

Sai lầm và chú ý: học sinh thường nhầm là Met

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:

1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

 2- Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu             

3- tARN có anticodon là 3UAX 5' rời khỏi ribôxôm.

4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.                         

5- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.

6- Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.                      

7-  Mêtionin tách rời khỏi chuổi pôlipeptit

8- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.                          

9- Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.

Trình tự nào sau đây là đúng?

  • A  2-4-1-5-3-6-8-7.
  • B 2-5-9-1-4-6-3-7-8.   
  • C 2-5-4-9-1-3-6-8-7. 
  • D 2-4-5-1-3-6-7-8.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trinh tự đúng là 2-5-4-9-1-3-6-8-7

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Loại ARN nào mang bộ ba mã sao (codon) hay được dùng làm khuôn để tổng hợp nên phân tử protein

  • A mARN
  • B tARN 
  • C rARN
  • D ARN của virut

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

mARN là ARN mang codon, dùng để làm khuôn tổng hợp nên phân tử protein

Đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại Nucleotit là A, U, X . Nhóm các bộ ba nào dưới đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?

  • A TAG, GAA, ATA, ATG                            
  • B AAA, XXA, TAA, TXX
  • C AAG, GTT, TXX, XAA                           
  • D ATX, TAG, GAX, GAA

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trên mARN chỉ chứa 3 loại nucleotit là A, U, X

→ mạch mã gốc chỉ chứa 3 loại nu là T, A, G

→ mạch bổ sung chỉ chứa 3 loại nu là A, T, X

Vậy loại tất cả các đáp án có G

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các thông tin sau đây:

1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtein.

2. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

3. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

4. mARN sau phiên mã được cắt bỏ Intron và nối các Exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã không có đồng thời với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

  • A 1 và 4
  • B 2 và 4
  • C 3 và 4
  • D 1 và 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các thông tin không có đồng thời ở  cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhan sơ là: 1, 3

1 chỉ có ở nhân sơ

4 chỉ có ở nhân thực

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Loại base nito nào liên kết bổ sung với Uraxin ?

  • A Timin
  • B Guanin
  • C Adenin
  • D Xitozin

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Adenin liên kết bổ sung với Uraxin

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Loại axit nucleic đóng vai trò như “người phiên dịch” của quá trình dịch mã là :

  • A ADN
  • B t ARN
  • C rARN
  • D mARN

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Loại axit nucleic đóng vai trò là người phiên dịch là tARN

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

  • A Triplet.  
  • B Axit amin.    
  • C  Anticodon.    
  • D Codon.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Bộ ba đối mã trên tARN được gọi là anticodon

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nội dung nào sau đây không đúng?

  • A Mã kết thúc không được t-ARN dịch mã.
  • B Các anticodon của t-ARN bổ sung với codon trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
  • C Có bao nhiêu riboxom tham gia dịch mã có bấy nhiêu chuỗi polipeptit được tạo thành.
  • D Các riboxom chuyển dịch trên mARN theo chiều 5' → 3' từng bộ ba, tương ứng với 10,2 Å.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nội dung sai là C, số lượng chuỗi polipeptit phụ thuộc vào số riboxom và số lượt dịch mã.

Chọn C

VD: Có 3 riboxom, mỗi riboxom trượt theo mARN mã 3 lần  => có 9 chuỗi polipeptit

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ở tế bào nhân thực, quá trình dịch mã được bắt đầu bằng bộ ba nào trên mARN và axit amin nào mở đầu chuỗi pôlipeptit?

  • A AGU và axit foocmin-Met.      
  • B AUG và axit foocmin-Met.
  • C AUG và axit amin Met.
  • D AGU và axit amin Met.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã bắt đầu bằng bộ ba AUG và axit amin mở đầu chuỗi polipeptit  là Met (methionine).

chọn C

Sai lầm và chú ý:

f-Met là ở sinh vật nhân sơ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trong quá trình phiên mã, bộ ba mã sao của mARN sẽ liên kết với bộ ba đối mã của tARN bằng liên kết gì?

  • A Liên kết phôtphoeste.    
  • B Liên kết hyđrô.
  • C Liên kết ion.    
  • D Liên kết phôtphodieste.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các codon của mARN sẽ liên kết với các anticodon bằng các liên kế hidro.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Mỗi phân tử tARN

  • A Chỉ gắn với một loại aa, aa được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polinucleotit
  • B Có cấu trúc 2 sợi đơn liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung và tạo nên cấu trúc 3 thùy tròn
  • C Có 3 bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp bổ sung với một bộ ba trên mARN
  • D

    Có chức năng vận chuyển aa để dịch mã và mỗi tARN có thể vận chuyển đồng thời nhiều aa.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Mỗi phân tử tARN chỉ gắn với một loại aa, aa được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polinucleotit.

Chọn A

Ý B sai vì mọi ARN có cấu trúc mạch đơn

Ý C sai vì mỗi tARN chỉ có 1 bộ ba đối mã.

Ý D sai vì mỗi tARN chỉ vận chuyển 1 aa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Trong quá trình dịch mã, bộ ba mã sao 3’AUX5’ của mARN khớp bổ sung với bộ ba đối mã nào sau đây ?

  • A 5’UAG3’
  • B 3’AUG5’
  • C 3’UAG5’
  • D 3’UAX5’

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vận dụng nguyên tắc bổ sung ta có bộ ba đối mã của bộ ba mã sao 3’AUX5’ là 5’UAG3’

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Quá trình phiên mã tổng hợp ARN có sự khác biệt so với quá trình tự nhân đôi của ADN :

(1)  Loại enzyme xúc tác

(2)  Sản phẩm của quá trình

(3)  Nguyên liệu tham gia vào quá trình

(4)  Chiều tổng hợp mạch mới

Phương án đúng là:

  • A (1),(2),(4)             
  • B  (2),(3),(4)                   
  • C (1),(3),(4)   
  • D  (1),(2),(3)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Quá trình phiên mã tổng hợp ARN có sự khác biệt so với quá trình tự nhân đôi của ADN ở các điểm:

(1)  Loại enzyme xúc tác

(2)  Sản phẩm của quá trình

(3)  Nguyên liệu tham gia vào quá trình

Chiều tổng hợp vẫn là 5’ -3’

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ ?

(1)  Enzim ARN pôlimeraza trượt trên mạch khuôn của gen theo chiều từ 3’ đến 5’.

(2)  Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen bắt đầu đóng xoắn trở lại.

(3)  Các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen theo nguyên tắc bổ sung.

(4)  Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.

(5)  Enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá trình phiên mã. 

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Xét các phát biểu:

(1)   Đúng

(2)   Sai, trên vùng vừa phiên mã thì 2 mạch của gen đóng xoắn lại ngay

(3)   Sai, các nucleotit tự do liên kết bổ sung với các nucleotit trên mạch mã gốc

(4)   Đúng

(5)   Sai, ARN polymerase chỉ bám vào promoter để tiến hành phiên mã

Vậy có 3 ý sai,

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

  • A Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
  • B Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
  • C Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
  • D Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nhận định không đúng là: D

Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5' → 3' trên phân tử mARN

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho các dữ kiện sau: 1- enzim ligaza nối các đoạn exon; 2- mạch gốc của gen làm nhiệm vụ phiên mã; 3- enzim rectrictaza cắt các đoạn intron ra khỏi exon; 4- ARN polimeraza lắp ráp nucleotit bổ sung vào đầu 3’-OH ở mạch gốc của gen; 5- ARN tổng hợp được đến đâu thì hai mạch của gen đóng xoắn lại đến đó. Số dữ kiện xảy ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ là:

  • A 5
  • B 4
  • C 3
  • D 2

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các dữ liệu xảy ra ở sinh vật nhân sơ là: 2, 4, 5

Đáp án C

1 và 3 chỉ xảy ra ở sinh vật nhân thực

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho các dữ kiện: 1- Enzim đặc hiệu cắt axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipéptít vừa tổng hợp; 2- Riboxom tách thành 2 tiểu thể bé và lớn rời khỏi mARN; 3- chuỗi polipeptit hình thành bậc cấu trúc không gian của protein; 4- Riboxom trượt gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại. Trình tự đúng trong diễn biến của giai đoạn kết thúc phiên mã là

  • A 4-1-3-2. 
  • B 4-2-3-1.  
  • C 4-2-1-3. 
  • D 4-3-1-2.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trình tự đúng trong diễn biến của giai đoạn kết thúc phiên mã là 4-2-1-3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Quá trình phiên mã của gen trên NST ở sinh vật nhân thực diễn ra ở

  • A vùng nhân.  
  • B không bào.    
  • C tế bào chất.    
  • D nhân tế bào.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Quá trình phiên mã của gen trên NST ở sinh vật nhân thực diễn ra ở nhân tế bào

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là

  • A được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.
  • B trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị.
  • C đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN).
  • D tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Điểm sai khác giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn

  • A có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.    
  • B diễn ra vào kì trung gian của quá trình phân bào.
  • C mạch pôlinuclêôtit mới được tổng hợp kéo dài theo chiều 5' - 3'.
  • D thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điểm sai khác giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là qua trình tái bản thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tARN?

  • A tARN đóng vai trò như “một người phiên dịch”
  • B Mỗi loại tARN có một bộ ba đối mã đặc hiệu.
  • C Đầu 5 của tARN là nơi liên kết với axit amin mà nó vận chuyển.
  • D tARN có kích thước ngắn và có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm không đúng với tARN là đầu 5 của tARN là nơi liên kết với axit amin mà nó vận chuyển.

Nơi liên kết với acid amin của tARN là đầu 3’

Đáp án C

Đáp án - Lời giải