Câu hỏi 1 :

Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính

  • A 30nm
  • B 11nm
  • C 2nm
  • D 300nm.

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

  • A Đột biến gen.
  • B Mất đoạn nhỏ
  • C Chuyển đoạn nhỏ
  • D Đột biến lệch bội.

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là

  • A nuclêôxôm
  • B  sợi nhiễm sắc.
  • C sợi siêu xoắn.
  • D sợi cơ bản.

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Việc sử dụng một số dạng côn trùng làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền là ứng dụng của dạng đột biến nào dưới đây?

  • A Đa bội lẻ hoặc lệch bội    
  • B Chuyển đoạn nhiễm sắc thể(NST)
  • C Đảo đoạn NST  
  • D Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đây là ứng dụng của đột biến chuyển đoạn NST, chuyển đoạn NST làm giảm sức sống của côn trùng

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc có đường kính là:

  • A 300 nm
  • B 30 nm 
  • C 11 nm
  • D 700 nm

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi số lượng gen mà không làm thay đổi thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?

  • A Mất đoạn nhiễm sắc thể 
  • B Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
  • C Đảo đoạn nhiễm sắc thể  
  • D Lặp đoạn nhiễm sắc thể

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Lặp đoạn NST làm tăng số lượng gen nhưng không tăng số loại gen

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1¾ của nhiễn sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là:

  • A Nuclêôxôm
  • B  ADN  
  • C sợi cơ bản
  • D  sợi nhiễm sắc

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

  • A Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.
  • B Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.
  • C Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.
  • D Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là B, đột biến lặp đoạn thường gây hại cho sinh vật vì làm mất cân bằng hệ gen

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đột biến mất đoạn có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau đây?

(1). Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

(2). Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.

(3). Không phải là biến dị di truyền.

(4). Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

  • A 3
  • B 2
  • C 1
  • D 4

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đột biến mất đoạn có đặc điểm: 1,2

Ý (3) sai

Ý (4) sai, đây là đặc điểm của đột biến gen

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là

  • A lặp đoạn
  • B đảo đoạn.  
  • C mất đoạn
  • D chuyển đoạn.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cơ chế có thể dẫn đến làm phát sinh đột biến cấu trúc NST là:

  • A Rối loạn trong nhân đôi NST.
  • B Một số cặp NST nào đó không phân li trong giảm phân.
  • C Trong nguyên phân có 1 cặp NST nào đó không phân li.
  • D Toàn bộ NST không phân li trong phân bào.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Rối loạn trong nhân đôi NST có thể gây ra đột biến cấu trúc NST

B,C,D: phát sinh đột biến số lượng NST

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể?

         1. Mất đoạn NST.       2. Lặp đoạn NST.            3. Đột biến gen.

         4. Đột biến lệch bội.           5. Chuyển đoạn NST không tương hỗ.

  • A 3
  • B 4
  • C 5
  • D 2

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đột biến gen và đột biến lệch bội không làm thay đổi hình thái NST

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng?

  • A Lặp đoạn
  • B Chuyển đoạn.
  • C Mất đoạn
  • D Đảo đoạn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Lặp đoạn làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN?

  • A Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể 
  • B Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể
  • C Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể 
  • D Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ thống gen là ứng dụng quan trọng của:

  • A Công nghệ tế bào
  • B công nghệ gen
  • C công nghệ sinh học 
  • D kĩ thuật vi sinh

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đây là ứng dụng của công nghệ gen

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 300nm là

  • A sợi ADN.     
  • B sợi cơ bản
  • C sợi nhiễm sắc. 
  • D cấu trúc siêu xoắn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc siêu xoắn có chiều ngang là 300nm

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng

  • A chuyển đoạn nhiễm sắc thể. 
  • B đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • C  mất đoạn nhiễm sắc thể. 
  • D lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng lặp đoạn NST

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ở tế bào nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi hai thành phần chính là

  • A ADN và ARN
  • B ARN và prôtêin histôn.
  • C ADN và prôtêin histôn
  • D ADN và prôtêin trung tính.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nhiễm sắc thể được tạo từ ADN và prôtêin histôn

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái của NST?

1. Mất đoạn     2.         Lặp đoạn         3. Đột biến gen

4. Đảo đoạn ngoài tâm động  5. Chuyển đoạn không tương hỗ

Phương án đúng là

  • A 1,2,4 
  • B 1,2,5
  • C 2,3,4,5
  • D 1,2,3,5

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đột biến làm thay đổi hình thái NST là: 1,2,5

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

I. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể

II. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm săc thể

III. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể độl biến

  • A I,IV 
  • B II, III 
  • C I, II 
  • D II,IV

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng về đột biến đảo đoạn NST là: I,IV

Đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen hoặc thành phần gen trong nhóm

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở

  • A điểm khởi sự nhân đôi
  • B eo thứ cấp
  • C tâm động
  • D hai đầu mút NST.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hai đầu mút NST có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cho các cấu trúc sau: (1) Crômatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nuclêôxôm. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

  • A (3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6)
  • B (3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6)
  • C (2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6)
  • D (6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng là

  • A lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
  • B thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
  • C chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và mất đoạn.
  • D thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đột biến cấu trúc NST gồm lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ

  • A chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
  • B chỉ là phân tử ADN dạng vòng.
  • C gồm phân tử ADN liên kết với prôtêin. 
  • D chỉ là phân tử ARN.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH ( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCBCDE*FGH thuộc dạng đột biến

  • A đảo đoạn ngoài tâm động. 
  • B lặp đoạn.
  • C chuyển đoạn không tương hỗ. 
  • D chuyển đoạn tương hỗ.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Bình thường: ABCDE*FGH

Đột biến: ABCBCDE*FGH

→ lặp đoạn B

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Dạng đột biến nào góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong loài?

  • A Mất đoạn NST. 
  • B Chuyển đoạn NST.
  • C Lặp đoạn NST. 
  • D Đảo đoạn NST.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đột biến đảo đoạn NST góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong loài vì ít gây hại hơn so với các dạng còn lại

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến:

  • A Lặp đoạn và mất đoạn. 
  • B Đảo đoạn và lặp đoạn.
  • C Chuyển đoạn và mất đoạn. 
  • D Chuyển đoạn tương hỗ.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến lặp đoạn và mất đoạn

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST?

  • A Đảo đoạn NST.                                                          
  • B Mất đoạn NST.
  • C Lặp đoạn NST.                                                           
  • D Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đột biến đảo đoạn NST thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Trong các mức xoắn của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 2 (sợi chất nhiễm sắc) có đường kính 

  • A 30 nm
  • B 700 nm
  • C 11 nm
  • D 300 nm

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trình tự cuộn xoắn của NST là:

Sợi cơ bản (11nm) → Sợi nhiễm sắc (30nm) → Sợi siêu xoắn (300nm) → Cromatit (700nm) → NST(1400nm) (SGK Sinh học 12 – Trang 24)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

  • A là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
  • B là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
  • C có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
  • D là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau

Chọn C

Đáp án - Lời giải