Câu hỏi 1 :
Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
- A phân tử ADN → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit.
- B phân tử ADN → nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
- C phân tử ADN → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.
- D phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → crômatit.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cấu trúc của NST có các mức xoắn: phân tử ADN → Nucleoxom → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → cromait
Chọn B
Câu hỏi 2 :
Hậu quả của đột biến mất đoạn lớn NST là
- A làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.
- B làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
- C làm giảm sức sống hoặc gây chết.
- D ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Mất đoạn lớn làm mất cân bằng hệ gen →làm giảm sức sống hoặc gây chết
Chọn C
Câu hỏi 3 :
Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
- A ung thư máu.
- B bệnh Đao.
- C máu khó đông.
- D hồng cầu hình liềm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh ung thư máu; Đao là hội chứng do thừa 1 NST 21; bệnh máu khó đông và hồng cầu hình liềm là bệnh di truyền phân tử.
Chọn A
Câu hỏi 4 :
Đột biến cấu trúc NST là quá trình làm
- A thay đổi cấu trúc NST
- B thay đổi thành phần prôtêin trong NST.
- C phá huỷ mối liên kết giữa prôtêin và ADN.
- D biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đột biến cấu trúc NST là quá trình làm thay đổi cấu trúc NST.
Chọn A
Câu hỏi 5 :
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm
- A ARN và pôlipeptit.
- B ARN và prôtêin loại histon.
- C lipit và pôlisaccarit.
- D ADN và prôtêin loại histon.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có thành phần chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon.
Chọn D
Câu hỏi 6 :
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
- A đảo đoạn.
- B lặp đoạn và mất đoạn lớn.
- C chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.
- D mất đoạn lớn.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đảo đoạn là loại đột biến ít gây hậu quả nghiêm trọng nhất vì số lượng gen trên NST không bị thay đổi.
Chọn A
Câu hỏi 7 :
Cho các thông tin sau:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân.
(2) Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết.
(3) Làm thay đổi chiều dài của ADN.
(4) Làm thay đổi nhóm gen liên kết.
(5) Được sử dụng để lập bản đồ gen.
(6) Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST.
(7) Làm xuất hiện loài mới.
Có bao nhiêu thông tin chính xác khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
- A 4
- B 2
- C 5
- D 3
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
(1) Đúng
(2) Sai, mất đoạn NST làm giảm số lượng, thành phần gen trong nhóm liên kết
(3) Đúng
(4) Đúng
(5) Đúng, ta có thể xác định gen đó nằm trên NST nào, ở đoạn nào.
(6) Đúng.
(7) Sai, chỉ khi thể đột biến cách ly sinh sản với loài cũ, và chúng có khả năng sinh sản với nhau thì xuất hiện loài mới.
Chọn C
Câu hỏi 8 :
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi chất nhiễm sắc có đường kính.
- A 11nm.
- B 300nm
- C 30nm.
- D 700nm
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sợi chất nhiễm sắc có đường kính: 30nm
Đáp án C
Câu hỏi 9 :
Hiện tượng tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch do hiện tượng nào sau đây:
- A Khuyết nhiễm sắc thể.
- B Thừa nhiễm sắc thể.
- C Đảo đoạn NST.
- D Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng tăng hoạt tính của enzyme amylase ở lúa đại mạch do hiện tượng lặp đoạn NST gây ra. Đoạn NST chứa gen mã hóa enzyme này bị lặp lại nhiều lần, dẫn đến số lượng enzyme tăng
Đáp án D
Câu hỏi 10 :
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có cấu tạo gồm
- A ARN và polipeptit
- B ADN và prôtein loại histôn
- C ADN và lipoprôtêin
- D ARN và prôtein loại histôn
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực được cấu tạo từ ADN và histon
Chọn B
Câu hỏi 11 :
Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST
- A Đột biến chuyển đoạn tương hỗ và đột biến lệch bội
- B Đột biến mất đoạn, đột biến gen và đột biến đảo đoạn NST
- C Độ biến số lượng NST, đột biến gen và đột biến đảo đoạn NST
- D Đột biến gen, đột biến chuyển đoạn và đột biến lệch bội
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đột biến đột biến số lượng NST, đột biến gen và đột biến đảo đoạn không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
Chọn C
Ý A sai vì chuyển đoạn tương hỗ có thể làm thay đổi thành phần gen
Ý B sai vì mất đoạn làm thay đổi số lượng gen;
Ý D sai vì đột biến chuyển đoạn làm thay đổi thành phần gen
Câu hỏi 12 :
Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc NST như sau:
1. làm thay đổi trình tự phân bố của các gen.
2. làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST (chuyển đoạn không tương hỗ)
3. làm thay đổi thành phần số lượng gen trong nhóm gen liên kết
4. làm cho 1 gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động
5. có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
6. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
Trong số các hệ quả nói trên, đột biến chuyển đoạn có bao nhiêu hệ quả
- A 3
- B 4
- C 5
- D 6
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đột biến chuyển đoạn có các hệ quả:
1. làm thay đổi trình tự phân bố của các gen.
2. làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST (chuyển đoạn không tương hỗ)
3. làm thay đổi thành phần số lượng gen trong nhóm gen liên kết
4. làm cho 1 gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động
5. có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
6. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
Chọn D
Câu hỏi 13 :
Cơ chế di truyền học của hiện tượng lặp đoạn là
- A Do sự đứt gãy trong quá trình phân ly của các NST đơn về tế bào con
- B do đột biến gây đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên
- C NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn
- D do trao đổi chéo không cân giữa các cromatit không chị em của cặp NST tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cơ chế di truyền học của hiện tượng lặp đoạn là : trao đổi chéo không cân giữa các cromatit không chị em của cặp NST tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I
Khi đó 1 NST sẽ mất đoạn và 1 NST bị lặp đoạn.
Chọn D
Câu hỏi 14 :
Vào kỳ đầu của giảm phân I sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc cùng 1 cặp NST tương đồng sẽ gây ra:
(1) Đột biến lặp đoạn NST
(2) Đột biến chuyển đoạn NST
(3) Đột biến mất đoạn NST
(4) Đột biến đảo đoạn NST
Số phương án đúng là:
- A 1
- B 3
- C 2
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của 1 cặp NST tương đồng là lặp đoạn NST và mất đoạn NST.
Chọn C
Câu hỏi 15 :
Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 3/4 vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là
- A ADN
- B nuclêôxôm
- C sợi cơ bản
- D sợi nhiễm sắc.
Đáp án: B
Câu hỏi 16 :
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây có thể dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết ?
- A Mất đoạn và đảo đoạn.
- B Lặp đoạn.
- C Đảo đoạn
- D Chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đột biến làm thay đổi nhóm gen liên kết là chuyển đoạn giữa 2 NST
Chọn D
Câu hỏi 17 :
Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I, có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây ?.
- A Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
- B Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
- C Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
- D Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I, có thể làm phát sinh đột biến mất đoạn và lặp đoạn NST.
Chọn C
Câu hỏi 18 :
Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về nhiễm sắc thể ở sinh vật có nhân thực?
- A Mỗi loài sinh vật bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc gen.
- B Mọi tế bào trong 1 cơ thể đa bào có số lượng nhiễm sắc thể như nhau.
- C Hình thái, cấu trúc đặc trưng của mỗi nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
- D Hình thái, cấu trúc các nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ của phân bào.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phát biểu không chính xác là: B
Không phải mọi tế bào trong cơ thể đa bào đều có số lượng NST như nhau. Ví dụ ở động vật, tế bào sinh dưỡng có bộ NST là 2n, tế bào sinh dục có bộ NST là n
Đáp án B
Câu hỏi 19 :
Trong tế bào nhân thực, thứ tự sắp xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp của nhiễm sắc thể là
- A nuclêôxôm→ sợi nhiễm sắc →sợi cơ bản→crômatit.
- B nuclêôxôm→ sợi cơ bản→crômatit→ sợi nhiễm sắc.
- C nuclêôxôm→ sợi cơ bản→sợi nhiễm sắc→crômatit.
- D nuclêôxôm→ crômatit →sợi nhiễm sắc→ sợi cơ bản.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong tế bào nhân thực, thứ tự sắp xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp của nhiễm sắc thể là
nuclêôxôm→ sợi cơ bản→sợi nhiễm sắc→crômatit
đáp án C
Câu hỏi 20 :
Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với nhiễm sắc thể?
I. Chỉ có 1 phân tử ARN.
II. Đơn vị cấu trúc cơ bản gồm 1 đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.
III. Có khả năng đóng xoắn và tháo xoắn theo chu kì.
IV. Có khả năng bị đột biến.
V. Chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- A 2
- B 3
- C 5
- D 4
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là : II,III,IV,V
Ý I sai vì NST được cấu tạo bởi ADN và protein histon
Chọn D
Câu hỏi 21 :
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu trong các phát biểu sau đây là đúng?
(1) Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
(2) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tỉnh.
(4) Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
- A 2
- B 3
- C 1
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ý đúng là (2) nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn trong cùng 1 NST thì có thể không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể
Ý (1) sai vì đảo đoạn không làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác
Ý (3) sai, có thể xảy ra ở cả NST thường và NST giới tính
Ý (4) sai vì mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST
Chọn C
Câu hỏi 22 :
Ý nào sau đây không đúng khi nói về đột biến đảo đoạn ?
- A Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động.
- B Đột biến đảo đoạn có thể dẫn đến làm phát sinh loài mới.
- C Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở dộng vật và thực vật
- D Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều đài của nhiễm sắc thể
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là D, đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài NST
Chọn D
Câu hỏi 23 :
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
- A 11 nm và 30 nm.
- B 30 nm và 300 nm.
- C 11nm và 300 nm.
- D 30 nm và 11 nm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đường kính sợi cơ bản 11nm và sợi nhiễm sắc 30nm
Đáp án A.
Câu hỏi 24 :
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn.
- A Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc
- B Đảo đoạn
- C Mất đoạn
- D Lặp đoạn
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST đơn
Chọn D
Câu hỏi 25 :
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu xoắn) có đường kính
- A 30 nm.
- B 300 nm
- C 11 nm
- D 700 nm.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Chọn B
Câu hỏi 26 :
Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về bộ NST của loài.
- A Hai cá thể cùng độ tuổi, có bộ NST bình thường, có cùng giới tính, trong cùng giai đoạn của chu kỳ tế bào thì trong tế bào xoma có bộ NST giống hệt nhau về hình thái.
- B NST giới tính chỉ có trong tế bào sinh dục.
- C Đa số các loài NST thường giống nhau ở 2 giới, NST giới tính khác nhau ở hai giới
- D Bộ NST thay đổi hình thái qua các giai đoạn của quá trình phân bào.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nhận định sai là B. NST giới tính có cả ở trong tế bào sinh dưỡng
Chọn B
Câu hỏi 27 :
Trình tự nucleotit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở
- A Điểm khởi sự nhân đôi
- B Tâm động
- C Hai đầu mút NST
- D Eo thứ cấp
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trình tự nucleotit trong phân tử ADNcó tác dụng bảo vệ và làm cho các NST không dính vào nhau nằm ở hai đầu mút của NST
Chọn C
Câu hỏi 28 :
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(4) Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên.
- A 4
- B 2
- C 5
- D 3
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đột biến đảo đoạn NST là đột biến mà đoạn NST bị đứt ra, quay 180o rồi nối lại vào vị trí cũ.
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1),(3),(4).
Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen và thành phần gen (2),
Chọn D
Câu hỏi 29 :
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là
- A Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
- B Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.
- C Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
- D Làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sự đứt gãy NST dẫn đến các hoạt động của NST bị sai lệch.
Lời giải chi tiết:
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
Chọn A
Câu hỏi 30 :
Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường. kiểu đột biến gây nên NST bất thường này có thể là:
- A Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST
- B Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST
- C Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST
- D Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường, kiểu đột biến có thể tạo ra NST này là mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST
Chọn B