Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trong mỗi câu sau, từ lạc quan được dùng với nghĩa nào?

Câu

Nghĩa

Tình hình đội tuyển rất lạc quan

Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp

Chú ấy sống rất lạc quan

Lạc quan là liều thuốc bổ

Có triển vọng tốt đẹp

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ từng trường hợp.

Lời giải chi tiết:

Tình hình đội tuyển rất lạc quan

Có triển vọng tốt đẹp

Chú ấy sống rất lạc quan

Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp

Lạc quan là liều thuốc bổ

Yêu đời, luôn vui, tin trong cuộc sống

Câu 2

Xếp các từ có tiếng lạc  cho trong ngoặc đơn thành 2 nhóm:

a. Những từ trong đó lạc có nghĩa là: "vui, mừng"

b. Những từ trong đó lạc có nghĩa là "rớt lại, sai"

(lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc thú)

Phương pháp giải:

- Lạc quan: Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp; có triển vọng tốt đẹp.

- Lạc hậu: Bị tụt lại phía sau, không theo kịp đà phát triển chung; đã trở nên cũ kĩ, không còn phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu và điều kiện mới.

- Lạc điệu: sai, chệch ra khỏi điệu của bài hát, của bản nhạc; không ăn khớp, không phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện chung.

- Lạc đề: sai, chênh lệch về nội dung, không theo đúng chủ đề.

- Lạc thú: thú vui (thường nói đến những thú vui vật chất)

Lời giải chi tiết:

a)  Lạc là vui mừng: lạc quan, lạc thú

b)  Lạc là rớt lại, sai: lạc hậu, lạc điệu, lạc đề

Câu 3

Xếp các từ có tiếng quan cho trong ngoặc đơn thành 3 nhóm:

a. Những từ trong đó quan có nghĩa là "quan lại":

b. Những từ trong đó quan có nghĩa là "nhìn, xem"

c. Những từ trong đó quan có nghĩa là "liên hệ, gắn bó"

(lạc quan, quan quân, quan hệ, quan tâm)

Phương pháp giải:

- Lạc quan: Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp; có triển vọng tốt đẹp.

- Quan quân: Chỉ quan lại thời xưa nói chung.

- Quan hệ: Trạng thái tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các vật.

- Quan tâm: Để tâm, để ý một cách thường xuyên.

Lời giải chi tiết:

a)  Quan là quan lại: quan quân

b)  Quan là nhìn xem: lạc quan

c)  Quan là liên hệ, gắn bó: quan hệ, quan tâm

Câu 4

Các câu tục ngữ sau khuyên ta điều gì?

a. Sông có khúc, người có lúc.

b. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Phương pháp giải:

a. Nghĩa đen: Sông cũng có khúc nông khúc sâu; người cũng có lúc lên cơ lúc xuống vận.

b. Nghĩa đen: Kiến tha mãi rồi cũng có ngày đầy tổ.

Lời giải chi tiết:

a)  Sông có khúc, người có lúc: Câu này khuyên ta nên tin tưởng vào cuộc sống: cuộc sống luôn đổi thay, lúc này khó khăn nhưng lúc khác tình hình có thể khá hơn, sáng sủa hơn.

b)  Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Câu này khuyên ta phải biết kiên trì, nhẫn nại để đi tới thành công.

dapandethi.vn