Câu hỏi 1 :

Cho các nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Y có số hiệu nguyên tử là:

          

  • A 13
  • B 14
  • C 15
  • D 16

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chu kì 3 => có 3 lớp e

Nhóm VA => có 5e lớp ngoài cùng

=> cấu hình e

Lời giải chi tiết:

Y thuộc nhóm VA và chu kì 3 => Y có cấu hình e 1s22s22p63s23p3

=> Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nguyên tố X thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH. Cấu hình e lớp ngoài cùng của X là:

           

  • A ns2np5.     
  • B np5.   
  • C ns2np4.  
  • D ns2np1.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Số thứ tự nhóm A cho biết số e lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết:

X thuộc nhóm VIA => X có 6e lớp ngoài cùng

=> Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nguyên tố T thuộc chu kỳ 4 nhóm VIIIB. Cấu hình e nào sau đây không thể là T:

  • A 3d64s2.   
  • B 3d74s2.
  • C 3d84s2
  • D 3d104s1.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Quy tắc sắp xếp các nguyên tố vào nhóm B:

- Là nguyên tố họ d, f

- Gọi n là số e lớp ngoài cùng

+ Nếu n<8 => Nhóm nB

+ Nếu 8 ≤ n ≤ 10 => nhóm VIIIB

+ Nếu n>10 => nhóm (n-10)B

Lời giải chi tiết:

Các nguyên tố nhóm B có cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy (x = 1 → 10; y = 1 → 2)

Các nguyên tố thuộc nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10

=> Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 17, 18, 19. Số nguyên tố là kim loại là:

         

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e

- Nguyên tố KL là những nguyên tố có 1, 2 hoặc 3 e ở lớp ngoài cùng (trừ H, He, B)

Lời giải chi tiết:

Các nguyên tử có 1,2,3 e lớp ngoài cùng là kim loại, viết cấu hình e

=> A, B, C, F là kim loại

=> Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nguyên tố R tạo được ion R+, cation này có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

          

  • A  ô 19 chu kỳ 4 nhóm IA.         
  • B ô 18 chu kỳ 3 nhóm VIIIA.
  • C ô 19 chu kỳ 3 nhóm IA.  
  • D ô 18 chu kỳ 4 nhóm VIIIA.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết cấu hình e đầy đủ của ion R+ => cấu hình e của R => vị trí của R

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của R+: 1s22s22p63s23p6

=> cấu hình e của R: 1s22s22p63s23p4s1

R ở ô 19 chu kì 4 nhóm IA

=> Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là:

  • A  X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
  • B X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
  • C X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
  • D X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

X+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6

=> X : 1s22s22p63s1

=> Ô 11 Chu kỳ 3 nhóm IA

Y2- có phân lớp ngoài cùng là 2p6

=> X : 1s22s22p4

=> Ô 8 Chu kỳ 2 nhóm VIA

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Số điện tích hạt nhân của các nguyên tử là : X ( Z= 9), Y (Z=17), A (Z=15), B (Z =16). Nhận xét nào sau đây là đúng ?

  • A Cả 4 nguyên tố trên thuộc cùng 1 chu kì    
  • B Cả 4 nguyên tố trên cùng thuộc nhóm A
  • C A, X thuộc cùng nhóm VIIA     
  • D X, Y thuộc cùng nhóm VIA

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

X (Z=9 ) : 1s22s22p5    : 7 e lớp ngoài cùng  => nhóm  VII A  : có 2 lớp e  => chu kì 2

Y (Z=17) : 1s22s22p63s23p5 : 7 e lớp ngoài cùng  => nhóm  VII A  : có 3 lớp e  => chu kì 3

A (Z=15)  1s22s22p63s23p3  : 5 e lớp ngoài cùng  => nhóm  V A      có 3 lớp e  => chu kì 3

B (Z =16) 1s22s22p63s23p4 :  6 e lớp ngoài cùng  => nhóm  VI A    có 3 lớp e  => chu kì 3

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hai nguyên tử X, Y ở cùng 1 chu kì nhỏ và ở hai nhóm liên tiếp. Biết tổng số hạt p, n, e là 80. Tổng số khối là 53. Vậy X và Y có thể là:

  • A P và N           
  • B Al và Si
  • C P và S        
  • D S và Cl

Đáp án: B

Phương pháp giải:

A = P + N , P = E

Thuộc cùng 1 chu kì và ở hai nhóm liên tiếp. => số P hơn kém nhau 1

Lời giải chi tiết:

Đặt trong nguyên tử X có số electron = số proton = ZX (hạt) ;số notron = NX (hạt)

Đặt trong nguyên tử Y có số electron = số proton = ZY (hạt) ;số notron = NY (hạt)

Theo bài ta có:

Tổng số hạt p,n,e của X và Y là 80 → (2ZX + NX) + (2ZY + NY) = 80

                                                        → 2(ZX + ZY) + (NX + NY) = 80  (I)

Tổng số khối của X và Y là 53 → (ZX + NX) + (ZY + NY) = 53

                                                  → (ZX + ZY) + (NX + NY) = 53 (II)

giải hệ phương trình (I) và (II) ta có:

\(\left\{ \matrix{
Zx + Zy = 27\,\,\,\,(III) \hfill \cr
{N_X} + {N_Y} = 26 \hfill \cr} \right.\)

X, Y thuộc cùng 1 chu kì và thuộc chu kì nhỏ nên ta suy ra được ZX - ZY = 1 (IV) (giả sử X > Y)

Bấm máy giải hệ PT (III) và (IV) ta có: \(\left\{ \matrix{Zx = 14 \hfill \cr {Z_Y} = 13 \hfill \cr} \right.\)

ZX = 14 → X là Silic (kí hiệu: Si)

ZY = 13 → Y là Nhôm (kí hiệu: Al)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Từ cấu hình electron ta có thể suy ra:

  • A Tính kim loại, phi kim của 1 nguyên tố          
  • B Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
  • C Hóa trị cao nhất với oxi hay hiđro     
  • D Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Từ cấu hình electron ta có thể suy ra : số electron tổng => vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

                                                           : số electron lớp ngoài cùng : => tính phi kim hay kim loại

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy nguyên tố X có đặc điểm?

  • A Thuộc chu kì 4, nhóm IA             
  • B  Nguyên tố X là kim loại kiềm 
  • C Là nguyên tố mở đầu chu kì 4           
  • D Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A X, Y là phi kim; M, Q là kim loại     
  • B Tất cả đều là phi kim
  • C X, Y, Q là phi kim; M là kim loại   
  • D X là phi kim; Y là khí hiếm; M,Q là kim loại

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Z=6 :  1s22s22p2   : 4 e lớp ngoài cùng  => phi kim                                                                

Z = 7 : 1s22s22p3  : 5 e lớp ngoài cùng => phi kim

Z = 20 : 1s22s22p63s23p64s2 : 2 e lớp ngoài cùng  => kim loại

Z = 19  :  1s22s22p63s23p64s1 : 1 e lớp ngoài cùng  => kim loại 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Anion X- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

  • A Chu kì 2, nhóm IVA         
  • B Chu kì 3, nhóm IVA
  • C Chu kì 3, nhóm VIIA          
  • D Chu kì 3, nhóm IIA

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

X- : 1s22s22p63s23p6  => X : 1s22s22p63s23p5  (X được thêm 1 e để thành X-)

- X có 3 lớp e => chu kì 3

- X có 7e lớp ngoài cùng => nhóm VIIA

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì kế tiếp nhau, ở hai nhóm A cạnh nhau trong bảng tuần hòan có tổng số hạt proton bằng 23. Ở trạng thái đơn chất chúng không phản ứng với nhau. X, Y có số hạt proton lần lượt là:

  • A 7 và 16    
  • B 8 và 15              
  • C 8 và 18      
  • D 7 và 18

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

X và Y ở hai chu kì kế tiếp nhau => X , Y có số Z hơn kém nhau 9 hoặc 7

Vd : Na (11) chu kì 3 nhóm IA, Ca(20) chu kì 4 nhóm IIA (hơn nhau 9)

        F (9) chu kì 2 nhóm  VIIA, S (16) chu kì 3 nhóm  VI A (hơn nhau 7)

Tổng số Z = 23 

=> X và Y có số proton là ; 15 và 8  (O và P)

=> Hoặc X và  Y có số proton là  16 và  7 (S và N)

P + O2 => P2O5 (loại vì phản ứng)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Hai ion R+ và M2+ đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy R và X là những nguyên tố nào? Cho Na (Z =11); K (Z =19); Mg (Z=12); Al (Z=13); Fe (Z = 26); Cu (Z=29).

  • A K, Fe. 
  • B Na, Al. 
  • C Na, Mg. 
  • D K, Cu.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

R nhiều hơn R+ 1 electron => cấu hình của R từ đó xác định được R

M nhiều hơn M2+ 2 electron => cấu hình của M từ đó xác định được M

Lời giải chi tiết:

ion R+ và M2+  có cấu hình: 1s22s22p6

=> cấu hình của R là: 1s22s22p63s1 => Z =11 (Na)

=> cấu hình của M là: 1s22s22p63s2=> Z =12 (Mg)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Các phát biểu về các nguyên tố nhóm IA như sau:

1/ Gọi là nhóm kim loại kiềm.                                              

2/ Có 1 electron hóa trị.        

3/ Dễ nhận 1 electron.

Những phát biểu đúng là

  • A 1 và 2.
  • B 1 và 3.
  • C 1, 2 và 3.
  • D 2 và 3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của các nguyên tố nhóm IA để chọn phát biểu đúng.

Lời giải chi tiết:

Nhóm IA còn gọi là nhóm kim loại kiềm, gồm các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. Các nguyên tử nguyên tố nhóm IA có 1 electron hóa trị, nên dễ nhường 1 electron.

Vậy phát biểu đúng là phát biểu 1 và 2.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 17. X thuộc

  • A chu kì 3, nhóm VA.
  • B chu kì 4, nhóm VIIA.
  • C chu kì 3, nhóm VIIA.
  • D chu kì 4, nhóm VA.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron của nguyên tử X sau đó xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 17 nên X có 17 electron trong nguyên tử.

Cấu hình electron nguyên tử X là 1s22s22p63s23p5.

Vậy X thuộc chu kì 3 (vì có 3 lớp electron) và X thuộc nhóm VIIA (vì có 7 electron hóa trị và electron cuối cùng điền vào phân lớp p).

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s1. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:

  • A ô số 11, nhóm IA.       
  • B ô số 13, nhóm IA.
  • C ô số 11, nhóm IIIA.
  • D ô số 13, nhóm IIIA

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron đầy đủ của Y để xác định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s1 nên cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s1.

Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là: ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Anion X- có  phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc:

  • A  nhóm IIA, chu kì 4                
  • B nhóm VIIA, chu kì 3    
  • C nhóm VIIIA, chu kì 3           
  • D nhóm VIA, chu kì 3                

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

X- có phân lớp ngoài cùng là 3p5

=> X có 3p5

Cấu hình e : 1s22s22p63s23p5

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là bằng 40. Biết số khối của X nhỏ hơn 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học , X thuộc chu kì và nhóm nào ?

  • A X thuộc chu kì 2, nhóm IIIA. 
  • B

    X thuộc chu kì 3, nhóm IIA.

  • C X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. 
  • D

    X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

2p + n = 40 và sử dụng thêm bất đẳng thức: p ≤ n ≤ 1,5p

Lời giải chi tiết:

Đặt số proton và notron của nguyên tố X lần lượt là p và n

Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p

=> 2p + n =40 => n = 40 - 2p (*)

Với các nguyên tố có Z ≤ 82 ta luôn có bất đẳng thức sau: p ≤ n ≤ 1,5p

Thế biểu thức (*) vào bất đẳng thức trên ta có:

p ≤  40 - 2p ≤ 1,5p

→ 3p ≤ 40 ≤ 3,5p

→ 40/3,5 ≤ p ≤ 40/3

→ 11,43 ≤ p ≤  13,33

p nhận giá trị nguyên dương nên p có thể nhận giá trị p = 12 hoặc p = 13

Với p = 12 thay vào (*) => n = 40 -2.12= 16 -> số khối A = p + n = 28 => loại vì đề cho số khối X nhỏ hơn 28

Với p = 13 thay vào (*) => n = 40 - 2.13 = 14 -> số khối A = p + n = 27 => thỏa mãn

X (Z=13): 1s22s22p63s23p1

X có 3 lớp electron nên X thuộc chu kì 3

X có 3e lớp ngoài cùng và có e cuối cùng điền vào phân lớp s nên X thuộc nhóm IIIA.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái cơ bản, số lớp electron của X là

  • A 3.
  • B 1.
  • C 4.
  • D 2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

STT chu kì = số lớp electron.

Lời giải chi tiết:

X thuộc chu kì 3 → X có 3 lớp electron

Đáp án A

Đáp án - Lời giải