Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cay đi học
Gia đình Cay sống một mình trong rừng. Bố mẹ em đều bị câm và điếc. Cay lớn lên khỏe mạnh nhưng cũng chỉ ê a được mấy tiếng nên không được tới trường.
Một hôm, đang chơi ở thung dốc. Cay thấy một cô bé vai mang cặp sách, tay cầm cây nứa nhỏ cố rướn người chọc quả dâu da. Đó là Na, một học sinh lớp 5. Cay bèn trèo lên cây ngắt cùm quả chín đưa cho bạn. Lúc mở cặp cất chùm quả. Na sơ ý làm rơi sách vở xuống đất. Cay vội nhặt giúp. Quyển Tiếng Việt lật mở, Cay bị hút vào những hình vẽ vui mắt. Thấy thế, Na hỏi: “ Cay có thích học chữ à?”. Cay gật đầu. “Nhưng Cay không biết nói, làm sao học được?”. Cay thừ người rồi vội bỏ đi như để giấu buồn tủi...
Na kể về Cay với cô giáo, cô xúc động. Cô tới nà Cay, kiểm tra khả năng nghe, nói của em. Cô tin rằng em hoàn toàn bình thường, chỉ vì sống tách biệt mọi người, không được tập nói từ bé nên em chưa nói được. Cô giáo vận động giai đình Cay về với dân bản, cho Cay đi học.
Chuyện cậu bé Cay học chữ lan nhanh đến các bản. Được bà con giúp đỡ, chỉ vài ngày, Cay đã có căn nhà lá rộng rãi ở bản mới. Giờ đây, Cay tới lớp học với khuân mặt rạng rỡ...
(Theo Đinh Quang Thanh)
a/ Vì sao Cay không được đi học?
b/ Cay có thái độ như thế nào khi Na bị rơi sách?
c/ Khi Na kể chuyện của Cay với cô giáo, cô đã khuyên gia đình Cay điều gì?
d/ Theo em, chúng ta cần cư xử thế nào đối với những người khuyết tật?
Phương pháp giải:
a. Em đọc đoạn văn số 1.
b. Em đọc đoạn văn thứ 2.
c. Em đọc đoạn văn thứ 3.
d. Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. Cay không được đi học là do gia đình Cay sống một mình trong rừng, bố mẹ em đều bị câm và điếc, em lớn lên khoẻ mạnh nhưng cũng chỉ ê a được mấy tiếng nên không được tới trường.
b. Khi Na bị rơi sách, Cay đã nhặt sách giúp bạn và lập tức bị thu hút bởi những hình vẽ bên trong, cay thích được học chữ.
c. Khi Na kể chuyện của Cay với cô giáo, cô giáo đã vận động gia đình Cay về với dân bản, cho Cay đi học.
d. Chúng ta cần tôn trọng những người khuyết tật và giúp đỡ họ khi cần thiết.
Câu 2
Gạch dưới tiếng không cùng vần với các tiếng còn lại trong mỗi nhóm sau:
a/ hoa, cua, quả, òa.
b/ củi, múi, khỉ, bụi.
c/ quan, khoan, khuân, loan
d/ chua, múa, quạ, rùa
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. cua
b. khỉ
c. khuân
d. quạ
Câu 3
Sắp xếp các tính từ sau vào nhóm thích hợp: vuông, xanh ngắt, xinh, xinh xinh, mềm, đỏ chói, tròn xoe, tròn tròn, vàng, sâu thẳm, đo đỏ, nhè nhẹ, nhỏ xíu, cong, vuông chằn chặn, dài ngoẵng, chăm.
Tính từ không có mức độ |
Tính từ có mức độ giảm nhẹ |
Tính từ có mức độ cao nhất |
|
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ và sắp xếp các từ vào các nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
- Tính từ không có mức độ: vuông, xinh, mềm, vàng, cong, chăm
- Tính từ có mức độ giảm nhẹ: xinh xinh, tròn tròn, đo đỏ, nhè nhẹ, nhỏ xíu
- Tính từ có mức độ cao nhất: xanh ngắt, đỏ chói, tròn xoe, sâu thẳm, nhỏ xíu, vuông chằn chặn, dài ngoẵng
Câu 4
Phân loại các từ trong hai khổ thơ dưới đây theo cấu tạo của chúng rồi ghi vào chỗ trống thích hợp trong bảng.
Cô giáo lớp em
Cô/ dạy/em /tập/viết/
Gió/ đưa/ thoảng/ hương/ nhài!/
Nắng/ ghé/ vào/ cửa/ lớp/
Xem/ chúng/ em/ học/ bài/
Những/ lời/ cô/ giáo/ giảng/
Ấm/ trang/ vở/ thơm tho/
Yêu thương/ em/ ngắm/ mãi/
Những/ điểm/ mười/ cô/ cho/
(Theo Nguyễn Xuân Sanh)
Từ đơn |
Từ phức |
|
Từ ghép |
Từ láy |
|
|
|
|
Phương pháp giải:
- Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn.
- Từ ghép được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa vào với nhau.
- Từ láy được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Từ đơn |
Từ phức |
|
Từ ghép |
Từ láy |
|
Cô, dạy, em, tập, viết, gió, đưa, thoảng, hương, nhài, nắng, ghé, vào, cửa, lớp, xem, học, bài, những, lời, giảng, ấm, trang, vở, em, ngắm, mãi, những, điểm, mười, cô, cho |
Chúng em, cô giáo, yêu thương |
Thơm tho |
dapandethi.vn