Câu 4
Đặt dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:
a/ Người mẹ đánh thức cậu con trai dậy và dặn
- Mẹ giao cho con đọc hết cuốn sách này.
b/ Những hạt sương long lanh trả lời
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Phương pháp giải:
Tác dụng của dấu hai chấm:
- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Lời giải chi tiết:
a. Người mẹ đánh thức cậu con trai dậy và dặn:
- Mẹ giao cho con đọc hết cuốn sách này.
b. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Câu 5
Nếu tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp sau đây.
a/ Thấy cây chanh ấy tốt quá, nhiều người đến xin chiết cành. Nhưng bà em bảo:
- Hãy thư thả để cây nó cứng cáp đã.
Tác dụng của dấu hai chấm là: ………
b/ Ông em bận lắm: Ông tham gia công tác tổ dân phố, công tác Hội cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi nữa.
Tác dụng của dấu hai chấm: ………
Phương pháp giải:
Tác dụng của dấu hai chấm:
- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Lời giải chi tiết:
a. Thấy cây chanh ấy tốt quá, nhiều người đến xin chiết cành. Nhưng bà em bảo:
- Hay thư thả để cây nó cứng cáp đã.
Tác dụng của dấu hai chấm: Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Ông em bận lắm: Ông tham gia công tác tổ dân phố, công tác Hội cựu chiến binh và Hội người cao tuổi nữa.
Tác dụng của dấu hai chấm: Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 6
Viết đoạn văn mở bài cho bài văn tả cảnh đẹp mà em thích.
Phương pháp giải:
- Con lựa chọn một cảnh đẹp mà con yêu thích.
- Lựa chọn viết mở bài theo một trong hai cách sau đây:
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả).
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
Lời giải chi tiết:
Tuyết rơi trắng xóa và cái lạnh rùng mình ở Sa Pa. Đất, trời, nắng, gió và khí hậu ôn hòa ở Đà Nẵng. Hoa, cỏ, mây, trời, chim muông, sông suối ở Đà Lạt,…. Mỗi một địa danh, mỗi một khung cảnh mà em đặt chân tới đều khiến em ấn tượng và mang trong mình những cảm giác yêu thích nhất định. Nhưng càng đi xa và càng đi nhiều nơi mới càng làm em hiểu rằng, chẳng nơi đâu mang cảnh sắc tươi đẹp và khiến em khó có thể quên được giống như phong cảnh ở quê hương em.
Vui học
Gọi bố đi con!
Một ngày nọ, Tí đang ngồi chơi trong nhà thì mẹ Tí dắt một người đàn ông lạ vào nhà. Mẹ Tí nói:
- Gọi bố đi con!
Tí ngơ ngác nhìn người đàn ông lạ này, mắt nó hoe hoe đỏ và nghĩ: “Ơ, người đàn ông này là ai, sao mẹ lại bảo mình gọi ông ta là bố. Tại sao mẹ lại lừa dối mình, hóa ra mình chỉ là con nuôi sao?”
Bà mẹ lại quát to lên khi nhìn thấy Tí ngơ ngác:
- Gọi bố nhanh lên!
Tí nghe vậy liền khóc và ôm chặt người đàn ông lạ đầy cảm động gọi:
- Bố!!!
Mẹ Tí trợn tròn mắt:
- Ơ hay, mẹ bảo con lên phòng gọi bố kìa, thợ sửa bồn cầu tới rồi. Trời ạ, sao tôi lại có đứa con ngốc đến thế này!
- !!!
(Truyện cười học sinh)
*Chia sẻ với bạn, nếu em là Tí khi nghe mẹ nói vậy em có bị hiểu lầm như Tí không?
Phương pháp giải:
Tí hiểu lầm mẹ ở câu nói nào? Con đọc thật kĩ câu nói đó và suy nghĩ xem vì sao Tí lại hiểu lầm?
Lời giải chi tiết:
- Nếu em là Tí khi nghe mẹ gọi vậy em cũng sẽ không bị hiểu lầm như Tí.
- Câu chuyện trên gây cười ở chỗ câu nói của mẹ Tí “Gọi bố đi con”, “Gọi bố nhanh lên” của mẹ Tí. Mẹ muốn Tí vào nhà gọi bố nhưng bạn Tí lại hiểu lầm ý mẹ rằng mẹ muốn mình gọi chú thợ sửa bồn cầu là bố. Đỉnh điểm khiến mọi người bật cười là ở chỗ Tí oà khóc ôm chặt người đàn ông lạ mặt và gọi “bố”.
dapandethi.vn