Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1.1

Trả lời câu hỏi mục 1.1 SGK Lịch sử 10 Cánh Diều

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 6.1, Hình 6.2 và Lược đồ 6.1, hãy:

- Giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.

- Lí giải vì sao Hê-rô-đốt cho rằng: “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.1 Bài 6 SGK.

Bước 2: Xác định những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

* Những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập:

- Điều kiện tự nhiên: Gắn liền với sông Nin, điều kiện tự nhiên thuận lợi, phong phú, địa bàn sinh sống rộng lớn.

- Kinh tế: Trên cơ sở công cụ lao động bằng đá, đồng... kinh tế phát triển. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

- Chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông .

- Xã hội: phân chia thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ... Sự phân chia xã hội tạo ra một bộ phận chuyên sản xuất, phục vụ...

- Dân cư: bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ chính là chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

 “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”, bởi vì:

- Lưu vực sông lớn, cung cấp nguồn sống, nguyên liệu cho con người như nước, thủy sản, thực vật và động vật.

- Sông Nin mang đến cho Ai Cập một lượng phù sa màu mỡ tạo địa bàn sinh sống và thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển sớm.

- Sông Nin còn cung cấp khả năng giao thông và giao thương, tạo ra các đô thị, các nhà nước sơ khai.

=> Sông Nin chính là tài sản quan trọng nhất của Ai Cập có thể tạo nên đế chế, nền văn minh rực rỡ, không có sông Nin thì sẽ không có Ai Cập.

? mục 1.2

Trả lời câu hỏi mục 1.2, trang 37, SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 6.3 đến 6.6, hãy:

- Cho biết nền văn minh Ai Cập cổ đại đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào? Hãy giới thiệu về một trong số các thành tựu đó. 

- Trình bày ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại.

- Nêu những hiểu biết của em về kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.2 Bài 6 SGK.

Bước 2: Xác định những thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

* Những thành tựu chủ yếu nền văn minh Ai Cập cổ đại:

Kim tự tháp Ai Cập cổ đại:

Kim tự tháp là những lăng mộ chôn cất của các vị vua Pha-ra-ông và những người quý tộc giàu có cùng những vật dụng hàng ngày bằng vàng với ước nguyên có thể sự uy quyền, quyền lực bất diệt của mình cho đời sau. Kiến trúc Kim tự tháp có đáy hình vuông và bốn mặt bên là hình tam giác đều, các khối đá khổng lồ được tính toán ghép rất vững chắc. Tất cả các kim tự tháp được xây dựng tại phía tây của sông Nin, hướng về phía Mặt Trời lặn. Ngày nay, còn rất nhiều điều bí ẩn về kim tự tháp mà các nhà khoa học chưa khám phá hết, nhưng nó đã tồn tại theo thời gian đến ngày nay vẫn là một trong những công trình khổng lồ, đồ sộ của Ai Cập cổ đại.

* Ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại:

- Chữ viết phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác. Không những vậy còn là cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.

- Toán học: sự hiểu biết này là biểu hiện cao của tư duy, đã được sử dụng trong cuộc sống, là cơ sở cho nền toán học sau này.

- Kiến trúc và điêu khắc: phản ánh trình độ tư duy và khả năng sáng tạo của con người, mang tính thẩm mĩ cao. Là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế và quan niệm tôn giáo.

* Hiểu biết của em về kỹ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại:

Ra đời ở Ai Cập thời kì Cổ vương quốc khoảng năm 2700 TCN và tồn tại đến thế kỉ V. Xác được ướp theo cách mổ bụng, bỏ đi đa số nội tạng, giữ lại trái tim bởi họ quan niệm rằng trái tim là linh hồn của một con người. Sau đó, thân thể được bao phủ bằng natron để ngăn chặn phân hủy. Với điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, những xác ướp được bảo quản rất thuận lợi.

? mục 2.1

Trả lời câu hỏi mục 2.1, trang 38, SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 6.2, Lược đồ 6.2 và Hình 6.7, hãy giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại. 

 Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.1 Bài 6 SGK.

Bước 2: Xác định những cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ- trung đại:

- Điều kiện tự nhiên: Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thuận lợi cho điều kiện sinh sống: đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu thuận lợi…

- Kinh tế: Nghề trồng lúa trở thành ngành kinh tế chính, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển mạnh.

- Chính trị: theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, Hoàng đế có quyền lực tối cao.

- Xã hội: những lực lượng xã hội chính: Quý tộc và nông dân công xã thời cổ đại, địa chủ phong kiến và nông dân thời trung đại.

- Dân cư: Người Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà là tiền thân của Hán tộc sau này. Ngoài ra, còn người Mãn, Mông,...

? mục 2.2

Trả lời câu hỏi mục 2.2, trang 41, SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 6.8 đến 6.13, hãy trình bày những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại. Những thành tự đó có ý nghĩa như thế nào? 

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.2 Bài 6 SGK.

Bước 2: Xác định những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Những thành tựu chủ yếu:

Ngoài ra, Trung Hoa còn có bốn phát minh quan trọng là kỹ thuật in, kỹ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.

Ý Nghĩa: Là sản phẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo và có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển nền văn minh thế giới, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…

? mục 3.1

Trả lời câu hỏi mục 3.1, trang 42, SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát Lược đồ 6.3, Sơ đồ 6.3 và Hình 6.14, hãy giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ- trung đại.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3.1 Bài 6 SGK.

Bước 2: Xác định những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ- trung đại.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ- trung đại:

- Điều kiện tự nhiên: Sông Ấn và sông Hằng bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ. 

- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dần xuất hiện và từng bước phát triển.

- Chính trị: Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

- Xã hội: Chế độ đẳng cấp Vác-na với bốn đẳng cấp chính: Bra-ma ( tăng lữ- quý tộc), Ksa-tri-a ( vương công- vũ sĩ), Vai-si-a ( nông dân, thương nhân, thợ thủ công), Su-đra ( nô lệ).

- Cư dân: đa dạng về tộc người, chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và người A-ri-a ở miền Bắc.


? mục 3.2

Trả lời câu hỏi mục 3.2, trang 44, SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.15 đến 6.17, hãy cho biết cư dân Ấn Độ cổ - trung đại đã đạt được những thành tựu văn minh nào. Những thành tựu văn minh đó có ý nghĩa như thế nào?

 

 

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3.2 Bài 6 SGK.

Bước 2: Xác định những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ cổ- trung đại.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Những thành tựu văn minh:

 

Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác , các công trình kiến trúc vừa thể hiện ảnh hưởng tôn giáo tới nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người. Nhiều thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hóa có giá trị lớn của nhân loại.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi luyện tập, trang 44, SGK Lịch Sử 10

Lập bảng về thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cổ- trung đại theo mẫu sau:

 

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 6 SGK.

Bước 2: Xác định những thành tựu của các nền văn minh phương Đông.

Bước 3: Lập bảng và rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Nền văn minh

Chữ viết

Tư tưởng, tôn giáo

Toán học

Kiến trúc, điêu khắc

Lĩnh vực khác


Ai Cập cổ đại

Chữ tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.

Việc sùng bái tự nhiên chiếm địa vị quan trọng như thần mặt trời, thần sông, rắn thần…

- Nghĩ ra phép toán đếm đến 10, tính được số Pi bằng 3,16.

Kim tự tháp, tượng Nhân sư…

- Y học: kĩ thuật ướp xác.


Trung Hoa cổ- trung đại

Ra đời từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn,…

Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Đạo giáo và Phật giáo cũng rất phát triển.

Tiểu biểu là cuốn Cửu chương toán thuật. Tính được số Pi đến 7 chữ số thập phân.

Tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng phật Lạc Sơn.

Có bốn phát minh quan trọng: kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.


Ấn Độ cổ- trung đại

Chữ Bra-mi, chữ San-krit(Phạn),…

Ra đời nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hin-đu giáo…

Sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, phát minh ra số 0, tính được căn bậc 2 và căn bậc 3, biết về mối quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác.

Tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La ki-la),…

Văn học: tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng, trang 45, SGK Lịch Sử 10

1. Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn học một công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập cổ đại hoặc văn minh Trung Hoa, Ấn Độ cổ - trung đại.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 6 SGK.

Bước 2: Chọn một trong những thành tựu kiến trúc tiêu biểu của các nền văn minh phương Đông.

Bước 3: Trình bày về thành tựu kiến trúc đó.

Lời giải chi tiết:

Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, bức tượng này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam Tứ Xuyên (Trung Quốc). Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1996. Chiều cao 71 mét, bức tượng đã mô tả Phật Di Lặc đang ngồi và hai tay đặt lên gối. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, bức tượng này vẫn giữ sức hút đặc biệt với người dân và khách du lịch, hàng năm khách du lịch đến tham quan rất đông, đây là một bức tượng lạc giữa bức tranh thiên nhiên tạo nên một khung cảnh khó quên đối với những ai từng đặt chân tới.

Vận dụng Câu 2

2. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 6 SGK.

Bước 2: Xác định những công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ- trung đại.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Thánh địa Mỹ Sơn ( tỉnh Quảng Nam, Việt Nam):

Được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV, trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và cũng là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Bị ảnh hưởng rất lớn bởi văn minh Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn văn hóa. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I, vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1999.