Gợi ý:

- Lời căn dặn của cụ Mết chỉ được Nguyễn Trung Thành thể hiện trong tác phẩm sau khi ông cụ đã hồi tưởng về cuộc đời Tnú và những mất mát đau thương bất hạnh khi vợ con Tnú bị hành hạ đến chết khi bàn tay cầm giáo mác của anh cũng bị huỷ hoại, nó là lời căn dặn của vị già làng, một người có uy tín và đáng kính nhất trong cộng đồng Xô Man. Cụ mết lại cất lên lời nhắc nhở ấy trong đêm Tnú về thăm làng khi cụ kể toàn bộ câu chuyện về cuộc đời Tnú cho toàn thể cộng đồng Xô Man nghe ở nơi nhà Ưng bên đống lửa lớn trong một không khí thành kính, thiêng liêng. Trong hoàn cảnh ấy lời cụ Mết trở thành lời di huấn của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Lời dạy ấy có lẽ đã được nhắc tới bao nhiêu lần khi cụ Mết kể chuyện về cuộc đời Tnú và chắc chắn còn được truyền lại từ đời này qua đời khác.

- Lời căn dặn của cụ Mết được phát biểu một cách ngắn gọn, giản dị qua những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ và được diễn đạt trong nhiều tương phản ẩn dụ “Chúng nó” là cách gọi mà cụ Mết dùng để chỉ kẻ thù, cả bọn bán nước và cướp nước; còn “mình” là lời tự xưng của cụ Mết có ý nghĩa chỉ chung dân làng Xôman, cộng đồng Tây Nguyên và mọi người yêu nước; “súng và giáo” đều là những hoán dụ chỉ vũ khí và vật chất nhưng nếu “súng” tượng trưng cho vũ khí hiện đại đủ đầy thì “giáo”tượng trưng cho vũ khí thô sơ, tự tạo. Trong hình thức tương phản và cách nói giản dị, mộc mạc, cụ Mết đã thể hiện. Một tư tưởng lớn: phải dùng vũ khí đáp lại vũ khí, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực hung bạo của kẻ thù. Nó kín đáo khẳng định tầm quan trọng của vũ khí, của vật chất mà CácMac đã khẳng định:”vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí. Chỉ những lực lượng vật chất mới đánh đổ được những lực lượng vật chất”. Lời khẳng định của cụ Mết cũng thể hiện một quy luật của phong trào đấu tranh cách mạng, quy luật có áp bức có đấu tranh. Có thể nói lời căn dặn của cụ Mết là một chân lí thời đại sâu sắc khẳng định vai trò, tầm quan trọng của vũ khí cũng như quy luật của phong trào đấu tranh cách mạng.

dapandethi.vn