Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề: Ô nhiễm môi trường
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chât vật lý, hóa học, sinh học ủa môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra
b. Thực trạng/ Biểu hiện
- Gần đây nhất, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã đưa ra những con số "giật mình" trong báo cáo môi trường: Hàng năm, nước ta tiêu thụ 10.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, 2.3 tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn cộng nghiệp...
- Không khí: bị ô nhiễm nặng nề, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí, nồng độ chì đã và đang tăng lên đáng báo động
- Nước: nguồn nước bị nhiễm độc, ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt
- Đất: nhiễm chì, nhiễm chất hóa học
- Rừng: bị phá hoại do nạn chặt phá, đốt rừng bừa bãi
...
c. Nguyên nhân
- Ý thức con người còn kém: xả rác bừa bãi, sử dụng các chất hóa học gây hại cho môi trường
- Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém: không xử lý chất thải mà bất chấp thải ra sông suối
- Sự quản lý, biện pháp xử lý của nhà nước chưa triệt để
d. Giải pháp
- Tuyên truyền và giáo dục, nâng cao ý thức người dân trong việc nhận ra tầm quan trọng của môi trường
- Cần có sự quản lý và biện pháp xử phạt nghiêm với đối tượng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường
3. Kết đoạn
- Khẳng định ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách
- Liên hệ bản thân: không thể làm ngơ trước hiện tượng này, phải tích cực tuyên truyền vận động, có ý thức bảo vệ môi trường...
Bài mẫu 1
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề gây nhức nhối và cấp bách của xã hội. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chât vật lý, hóa học, sinh học ủa môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Có thể nói rằng ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Gần đây nhất, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã đưa ra những con số "giật mình" trong báo cáo môi trường: hàng năm, nước ta tiêu thụ 10.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, 2.3 tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn cộng nghiệp... Không khí bị ô nhiễm nặng nề, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí, nồng độ chì đã và đang tăng lên đáng báo động, nguồn nước bị nhiễm độc, ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, đất bị nhiễm chì, nhiễm chất hóa học còn rừng thì bị chặt phá bừa bãi gây xói mòn. Nguyên nhân do đâu? Phần lớn là do ý thức con người còn kém, xả rác bừa bãi, sử dụng các chất hóa học gây hại cho môi trường, hoặc do ý thức của một số doanh nghiệp còn kém, không xử lý chất thải mà trực tiếp đổ ra sông, suối, ao hồ. Và để cho vấn đề ngày càng nghiêm trọng có lẽ cũng một phần do sự quản lý, biện pháp xử lý của nhà nước chưa triệt để. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự quản lý và biện pháp xử phạt nghiêm với đối tượng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tích cực tuyên truyền và giáo dục, nâng cao ý thức người dân trong việc nhận ra tầm quan trọng của môi trường. Như vậy, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách mà chúng ta không thể làm ngơ.
Bài mẫu 2
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đầu tiên phải kể đến là do ý thức của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Thứ hai là do các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ. Thứ ba là do những hạn chế, bất cập của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự quản lý và biện pháp xử phạt nghiêm với đối tượng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tích cực tuyên truyền và giáo dục, nâng cao ý thức người dân trong việc nhận ra tầm quan trọng của môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường.