Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

MB 1

     Trải qua biết bao đau đớn, bất hạnh những tưởng cuộc đời Thúy Kiều mãi chìm trong "màn đêm tăm tối" của số phận, không có ngày thoát ra được. Nhưng từ khi gặp được Từ Hải,Thúy Kiều không chỉ được sống cuộc sống của một người bình thường, có danh phận mà còn được Từ Hải giúp đỡ để báo đền mọi ân oán. Đoạn trích " Thúy Kiều báo ân báo oán" thể hiện rõ nét của phiên tòa xử phạt ấy.

MB 2

     Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là một cảnh rất đặc sắc, làm nổi bật lên tấm lòng của tác giả cũng như tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã rất sáng tạo dùng những lời thoại biến hóa về chuyện báo ân báo oán, vừa ca ngợi sự thủy chung, tình nghĩa, bao dung và độ lượng của Thúy Kiều, đồng thời cũng lên án bọn giảo trá, tinh quái.

MB 3

     Thúy Kiều, một người con gái hồng nhan bạc phận, cuộc sống đầy sóng gió của cô đã đẩy cô từ khó khăn này tới khó khăn khác, từ kiếp nạn này đến kiếp nạn khác, rời vào những hoàn cảnh vô cùng éo le, nếm trải đầy đủ những cay đắng trong cuộc sống, nhiều lần Kiều đã như buông xuôi tất cả, phó mặc tất cả cho số phận, nhưng cuộc đời cô đã sang một trang mời kể từ khi gặp Từ Hải, một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất đã kéo kiều ra khỏi bộn bề khó khăn, rồi kiều từ một người con gái với thân phận thấp hèn bước lên địa vị cao quý hơn bao giờ hết, cũng từ đây mà những tình tiết vô cùng hấp dẫn diễn ra, đặc biệt là cảnh Kiều báo ân báo oán.

MB 4

     Nhắc đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta nhớ ngay đó là đỉnh cao văn học nghệ thuật có một không hai. Mang trong mình nhiều giá trị nghệ thuật và nội dung sâu sắc, tác phẩm đã để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Mỗi trích đoạn là một cảnh đời sống động, chân thực. Trong đó, cảnh “Thúy Kiều báo ân báo oán” là ước mơ về một xã hội công bằng, ân trả báo đền.

MB 5

       Dân gian ta có câu “Ơn đền oán trả”, quan điểm ấy đã thể hiện một thái độ rạch ròi, dứt khoát trong cách sống của người Việt. Có lẽ cách sống ấy đã có từ ngàn đời nay, được thử thách qua thời gian. Cho đến nay nó vẫn còn nguyên vẹn giá trị, chỉ có điều ơn trả thế nào, oán báo ra sao cho có văn hóa thì thật khó. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã khắc họa thành công lối sống “Ơn đền oán trả” trong lối sống của người Việt.

Nguồn: Sưu tầm

dapandethi.vn