III. Miền nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “đồng khởi” (1954 – 1960)

 

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 - 1959)

- Đảng ta chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.

- Mở đầu là phong trào hòa bình đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

2. Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960)

- Từ 1957 - 1959, Mĩ - Diệm mở rộng chính sách "tố cộng, diệt cộng".

- Phong trào cách mạng miền Nam kết hợp giữa chính trị và vũ trang giành chính quyền.

Lược đồ phong trào “Đồng Khởi”

- Diễn biến: ngày 17 - 1 - 1960 phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, lan rộng khắp Nam Bộ, trung Trung Bộ.

- Ngày 20 - 12 - 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi năm 1959)

- Ý nghĩa:

+ Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

+ Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, nhằm tập hợp rộng rãi quần chủng tiến hành đấu tranh chống Mĩ-Ngụy.

ND chính

Tóm tắt: Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954 - 1960).

dapandethi.vn