I. Nguyên nhân chiến tranh
1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ, Nhật Bản) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX:
- Sự hình thành hai phe đối lập:
+ Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Năm 1882, Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
+ Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành “phe Hiệp ước” (đầu thế kỉ XX).
=> Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh.
2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
* Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự tranh giành thị trường, thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
Lược đồ hai khối quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Nguyên nhân trực tiếp
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
- Duyên cớ: Ngày 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi).
Thái tử Áo - Hung bị ám sát
ND chính
- Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. - Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. |
Sơ đồ tư duy về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
dapandethi.vn