2. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

a) Giai cấp địa chủ:

- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.

- Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp.

b) Giai cấp nông dân:

- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp.

- Bị cướp mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc => trở thành giai cấp công nhân.

- Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

c) Giai cấp công nhân:

- Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp,... số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung.

- Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

Công nhân cạo mủ cao su thời Pháp

d) Tầng lớp tư sản: Là những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản,... đây là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

e) Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên,... có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.


ND chính

Dưới tác động của cuộc khai thác, xã hội Việt Nam có những biến động đáng kể từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Sơ đồ tư duy Những chuyển biến về xã hội

dapandethi.vn