Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
I - TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG CHO CÂU
Câu 1 (trang 129 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Đoạn văn có 4 nhịp: 2 nhịp dài, 2 nhịp ngắn phối hợp diễn tả nội dung đoạn.
- Sự thay đổi thanh điệu cuối nhịp:
+ Kết thúc 3 nhịp đầu: thanh bằng và âm tiết mở tạo âm hưởng ngân vang, lan xa.
+ Nhịp cuối: thanh trắc và âm tiết khép, tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát, phù hợp với lời khẳng định.
Câu 2 (trang 129 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Đoạn văn có sự phối hợp vần bằng-trắc tạo sự hài hoà về thanh điệu cuối mỗi nhịp.
-Phép điệp:
+ Điệp từ ngữ: ai có - thì dùng
+ Lặp cú pháp: ai có … dùng gươm.
- Phép đối xứng:
+ đàn ông >< đàn bà.
+ người già >< người trẻ
+ súng >< gươm.
+ nhịp điệu và kết cấu ngữ pháp (Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm)
- Vần: bà – già.
- Nhịp: ngắn gọn, mạnh mẽ, tạo nên âm hưởng khi khoan thai, khi dồn dập mạnh mẽ. Diều đó thích hợp với một lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng.
=>Âm hưởng mạnh mẽ, thúc giục, lôi cuốn; sắc thái hùng hồn, thiêng liêng, phù hợp với nội dung lời kêu gọi cứu nước.
Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Nhịp thơ khi nhanh,khi chậm thể hiện tình cảm say sưa tự hào của tác giả với cây tre…Nhiều nhịp ngắn dứt khoát mạnh mẽ
=> Liên tục thay đổi, đầy sáng tạo thể hiện những tình cảm say sưa, tự hào của tác giả đối với cây tre, đối với đất nước thân thương tươi đẹp.
- Âm hưởng:
+ Điệp từ: giữ, tre.
+ Liệt kê: mái nhà tranh, đồng lúa chín.
+ Lặp cú pháp: tre, anh hùng.
+ Nhân hóa: tre chống lại sắt thép, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…
=>Cây tre là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, gắn liền với con người Việt Nam
Phần II
Video hướng dẫn giải
II - ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH
Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
a)
- Điệp âm đầu lặp 4 lần “l”: hoa lựu đỏ lấp ló lúc ẩn, lúc hiện, lúc loé lên, lúc ẩn lại trên tán lá, ánh sáng đó như phát ra lung linh.
- Gợi tả mùa hè sinh động, hoa lựu nở đỏ rực lúc ẩn, lúc hiện
b. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
- Phụ âm đầu “l” lặp lại 4 lần: bóng trăng lấp lánh phát tán trong không gian rộng lớn, mặt nước chao động lung linh theo làn nước.
Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Vần “ang” lặp 7 lần âm tiết mở âm, lặp lại nhiều nhất: Bàng, đàng, giang, mang, đang, ngang, sang.
- Tác dụng:
+ Tạo cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân). Sự chuyển động thích hợp với sắc thái miêu tả từ mùa đông sang xuân.
+ Phù hợp với cảm xúc chung: mùa đông đang còn tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi mùa xuân.
Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Khung cảnh hiểm trở và sự giao sự gian lao vất vả được gợi ra nhờ:
- Nhịp điệu: 4/3 ở 3 câu đầu.
- Sự phối hợp: B – T ở 3 câu đầu
+ Câu 1: Thiên về thanh trắc. Gợi không gian hiểm trở, mang màu sắc hùng tráng, mạnh mẽ.
+ Câu 4: Thiên về thanh bằng. Gợi không khí rộng lớn, thoáng đãng trước mắt khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.
- Từ láy gợi hình, phép đối, phép lặp, phép nhân hoá (súng ngửi trời.)
- Lặp cú pháp: câu 1 và 3.
- Yếu tố từ ngữ => tạo dụng khung cảnh hiểm trở của núi rừng Tây Bắc…
+ Từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
+ Nhân hoá “súng ngửi trời”
+ Lặp từ ngữ: dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm - ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống.
- Lặp cú pháp: câu 1-3
dapandethi.vn