Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần II

Video hướng dẫn giải

CÁCH BÁC BỎ

Câu 1 (trang 25 – 26 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Đoạn trích a:

  + Đinh Gia Trinh bác bỏ cách lập luận thiếu khoa học, mang tính suy diễn chủ quan của Nguyễn Bách Khoa.

  + Cách bác bỏ: đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh lập luận của Đinh Gia Trinh chỉ là sự suy diễn vô căn cứ.

- Đoạn trích b:

  + Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ sai lầm của nhiều người An Nam là “tiếng nước mình nghèo nàn”.

  + Cách bác bỏ: đưa ra thái độ bác bỏ rõ ràng, lấy dẫn chứng chứng minh tiếng Việt không nghèo nàn và truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch.

- Đoạn trích c:

  + Nguyễn Khắc Viện bác bỏ luận điểm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” của nhiều người hút thuốc lá.

  + Cách bác bỏ: đưa ra lý lẽ và phân tích các dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá với những người xung quanh.

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

* Các cách thức bác bỏ:

- Nêu tác hại của vấn đề sai trái.

- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề sai trái đó.

- Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của vấn đề.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 26 - 27 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Xác định

Đoạn a

Đoạn b

Quan điểm bị bác bỏ

Quan điểm “Cứng quá thì gãy”, từ đó “đổi cứng ra mềm”.

“Thơ là những lời đẹp”, “Thơ là những đề tài đẹp”.

 

Cách bác bỏ và giọng văn

+ Sử dụng lý lẽ (Kẻ sĩ chỉ lo… ra mềm?) và dẫn chứng (Ngô Tử Văn).

+ Giọng văn: mạnh mẽ, dứt khoát, cương trực.

+ Sử dụng dẫn chứng (thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyên Du, thơ nước ngoài, thơ trong nước…)

Bài học về cách bác bỏ

+ Sử dụng giọng văn phù hợp với đối tượng.

+ Kết hợp lý lẽ và dẫn chứng tiêu biểu.

Câu 2 (trang 27 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Bác bỏ quan niệm: “Không kết bạn với người học yếu”.

  Đưa các các lý lẽ và tìm các dẫn chứng tiêu biểu để bác bỏ quan niệm trên:

- Học tập chỉ là một khía cạnh để đánh giá con người, bạn yếu trong học tập nhưng có những thế mạnh khác để ta học hỏi.

- Người học yếu nhưng có nhân cách, biết sẻ chia, trung thực còn tốt hơn người học giỏi nhưng không có nhân cách.

- Suy nghĩ “Không kết bạn với người học yếu” sẽ khiến ta ích kỷ, hẹp hòi. Thay vì xa lánh, ta nên giúp bạn những gì có thể.

- Không ai hoàn hảo và ta cũng vậy, cần biết chấp nhận và giúp đỡ những mặt yếu của nhau mới có tình bạn sâu sắc, bền chặt.

dapandethi.vn