Đề bài

Những lời khuyên của Khổng Tử: "Người quân tủ có ba điển nên nghĩ: Lúc nhỏ nếu chẳng học thì lớn ngu dốt chẳng làm được điều gì. Lúc già nếu không đem những điều mình biết di dạy người thì khi qua đời chẳng ai thương tiếc. Lúc giàu nếu không bố thí thì đến lúc khốn khó chẳng ai cứu giúp". Suy nghĩ của anh (chị) về những lời khuyên của Khổng Tử.

Lời giải chi tiết

Ông tôi rất chuộng đạo Khổng. Phàm những lúc rành rồi ông lại ngồi suy tư như kẻ sĩ đời xưa ham đọc sách thánh hiền. Ông thường lấy những lời của Khổng Tử đê răn dạy con cháu. Một trong những câu mà ông tâm đắc và thường nói với tôi là lời khuyên của Khổng Tử: "Người quân tử có ba điều nên nghĩ: Lúc nhỏ nếu chẳng học thì lớn ngu dốt chẳng làm được điều gì. Lúc già nếu không đem những điều minh biết để dạy người thì khi qua đời chẳng ai thương tiếc. Lúc giàu nêu không bố thí thi đến lúc khốn khó chẳng ai cứu giúp.

Ông tôi hay nói: "Đời người có nhân có quả đấy cháu ạ, ta gieo nhân nào thì ta sẽ gặt được quả ấy". Tôi nghĩ lời ông dạy thật sâu xa. Tư thời xa xưa cho đến ngày nay, xã hội rất trọng người quân tử. Nhưng muôn làm người quân tử không dễ. Người muốn thành quân tử thì phải tài giỏi, văn thao võ luyện, chí hướng, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là phải có cái tâm trong sáng. Cổ nhân có câu: "Nhân chi sơ tính bản thiện". Kẻ tiểu nhân hay người quân tử lúc mới sinh ra đều có tính thiện nhưng để giữ tâm hồn luôn trong sáng, bảo toàn được tính thiện ấy suốt cả cuộc đời là điều không dễ. Hơn thế, phải sống sao cho tính thiện ấy thêm đẹp, thêm sáng lại càng khó. Vậy nên người quân tử mới phải luôn suy tư ngẫm nghĩ về cuộc đời, lựa chọn cho mình một lối sống đẹp, không thủ đoạn, không buông thả. Muốn vậy, con người cần phải có một căn cốt vững vàng - thứ căn cốt đưọc nuôi dưỡng ngay từ thời thơ âu. Khổng Tử nói: "Lúc nhỏ nêu chẳng học thì lớn ngu dốt chẳng làm được điều gì" hẳn lá có cái ý đó. Lúc nhỏ ta cần chăm học, tích luỹ kiến thức, tiếp thu những thành tựu của nhân loại, học những điều hay, những kinh nghiệm để áp dụng trong cuộc sống, để trở thành người có ích cho xã hội, đồng thời cũng nhận thức được cái xấu để không mắc phải. Trong suốt cuộc đời cần học hành liên tục, không ngừng nghỉ bởi kiến thức là biển trời mênh mông, không ai dám chắc nhưng điều mình biết là đúng nhất và cũng chẳng ai dám chắc là mình biết tất cả.

Trong quá trình sống và làm việc, mỗi người sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm sống, những kinh nghiệm quý báu, nếu chỉ giữ cho riêng mình, không dạy lại cho ai thì thật là ích kỉ, nên Khổng Tử dạy rằng: "Lúc già nếu không đem những điều mình biết để dạy ngưòi thì khi qua đời chẳng ai thương tiếc. Con người hiểu biết là những người có ý thức trách nhiệm với thế hệ trẻ, đemkinh nghiệm, tri thức mà mình có được truyền đạt lại cho mọi người,nhất là hệ sau.

Cuộc đời con người vốn là một cuộc bể dâu, hoạ phúc khôn lường. Hôm giàu sang phú quý, ngày mai có thể thành người ăn xin. Thế nên Khổng TỬ dạy : "Lúc giàu nếu không bố thí thì đến lúc khốn khó chẳng ai cứu giúp". Đây là lẽ sống ở đời, cũng là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “Một miếng khi đói bằng một gói khi no",...

Có chăm học mới thành người tài giỏi, có ích cho xã hội. Đã thành người tài thì cần phải mang những kiến thức, kinh nghiệm mà mình thu đưọc truyền lại cho đời sau và phái có tình thương yêu giúp đỡ đồng loại. Đó là những điều mà tôi nhận thức được qua lời dạy của Khổng Tử.

Đứa trẻ nào khi cắp sách đến trường cũng đều háo hức hưóng đến một tương lai tươi đẹp. Sự học vốn không đơn giản, huống hồ chữ học được dùng không chỉ với nghĩa là học kiến thức má còn phải học rất nhiều thứ: học cách sống, cách ứng xử, học từ những cái nhỏ nhất đến những cái lớn hơn... Mai này dùng kiến thức mà ta học được sẽ giúp cho ta vững vàng, tụ tin, làm những công việc mà ta yêu thích và giúp ích cho đời. Tôi nhớ ông nội tôi hay răn: “Cháu mà lười học thì lớn lên chăng làm nên trò trống gì đâu''. Những khi tôi không làm bài tập về nhà, bố mẹ thường mắng: "Nếu không chịu khó học hành tử tế thì sau này đến quét rác ngươi ta cũng không mướn". Lúc bé chưa hiếu lời dạy của ông và bố mẹ, tôi thường thấy bực minh. Lớn lên rối, dần hiểu ra những mong muốn của ông bà, bố mẹ, tôi thấy mình cần phải chăm học hơn nữa.

Ông tôi là một bác sĩ quân y đã nghi hưu, về làng, ông vần thường xuyên khám, chữa bệnh cho bà con làng xóm, ai cũng yêu mến ông. Ông còn dạy nghề cho bố mẹ và các cô tôi. Tôi nghe nói trước đây ông còn là một thầy giáo giỏi. Nhiều học trò cùa ông tôi nay đã thành danh ở đất Hà thành. Thỉnh thoảng các bác ấy vẫn về thăm ông, ông tôi vui lắm. Tôi thấy ông thực sự đã sống và làm việc theo lời Khổng Tử dạy. Tuổi trẻ ông đã rèn luvện thành tài, là một bác sĩ giỏi cống hiến tuổi xuân cho đất nuóc, đến khi về già vẫn tiếp tục giúp đỡ dân làng và dạy con cháu điều hay lẽ phải.

Tôi nhớ một kỉ niệm lúc tôi mới mười tuổi. Có một ngưòi tàn tật đi ăn xin qua cổng nhà. Tôi đang chơi với mấy đứa bạn hàng xóm, thấy vậy liến cùng họn trẻ trêu đùa người ăn xin tội nghiệp kia. Giữa lúc ấy, ông tôi chạy từ trong nhà ra nạt chúng tôi và rút mấy đồng lẻ ra cho người hành khất. Ông bảo chúng tôi rằng: "Các cháu phải biết thương những người tàn tật như thế. Con người sống cần phải có tình nhân ái". Nhà tôi không giàu, bố mẹ tôi là viên chức nhà nưóc, nhưng gia đinh thường xuyên tham gia những đợt quyên góp cho người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt,... Mẹ tôi thường bảo "Một miếng khi đói bằng một gói khi no đấy con ạ, mình giúp người ta lúc hoạn nạn, rồi một lúc nào đó biết đâu có thể mình lại cần người ta giúp đỡ. Những lời dạy của Khống Tử rất chí lí nhưng để làm được thật không dễ. Không thiếu kẻ đi theo "đường tắt" mà làm giàu, mà mua danh, "Ăn thì chọn những miếng ngon, làm thì chọn việc cỏn con mà làm". Cũng đâu ít người thực tài nhưng lại thiếu tự tin nên không thành đạt, bó chặt toàn bộ kiên thức mới thu lượm được rồi đem theo xuống mồ.

Nếu ai cũng làm theo được như lời khuyên của Khổng Tở thì cuộc đời sẽ đẹp hơn rất nhiều. Lỗ Tấn từng nói; đường là do con người đi nhiều mà thành. Nếu từng người trong chúng ta không tự cháy lên và toả sáng thì làm sao bóng tối có thể bị xua tan?

Đoàn Diệu Huyền

(Lớp Văn K40 khối THPT chuyên - ĐHSP Hà Nội)

dapandethi.vn