Đề bài
Suy nghĩ của anh (chị) về nghĩa cử cao đẹp "lá lành đùm lá rách”.
Lời giải chi tiết
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh tương quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh... đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc để cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách" là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hang ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói bánh ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh "lá lành", "lá rách" ờ đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. "Lá lành" là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại "lá rách" là con người lúc sa cơ, thất thế nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.
Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiều câu tương tự như thế:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người chung một nước thì thương nhau cùng
Hay
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh nặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác, mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên thương yêu, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điểu kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sống ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy:
Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm châ't tô't đẹp m mỗi cá nhân cần phải có đê lâ'y đo làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của người khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết lòng nhân ái, tình cảm thương vêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn báo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.
Và một điều quan trọng nữa là "lá lành đùm lá rách" nghĩa là người khỏe mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yêu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tinh cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thuơng xót cùa người khác đè trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.
Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, để cao tinh thần tự lực cánh sinh.
HS Huỳnh Nguyễn Thanh Thanh
dapandethi.vn
Bài làm
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh tương quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh... đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc để cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách" là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hang ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói bánh ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh "lá lành", "lá rách" ờ đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. "Lá lành" là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại "lá rách" là con người lúc sa cơ, thất thế nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.
Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiều câu tương tự như thế:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người chung một nước thì thương nhau cùng
Hay
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh nặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác, mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên thương yêu, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điểu kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sống ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy:
Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm châ't tô't đẹp m mỗi cá nhân cần phải có đê lâ'y đo làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của người khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết lòng nhân ái, tình cảm thương vêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn báo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.
Và một điều quan trọng nữa là "lá lành đùm lá rách" nghĩa là người khỏe mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yêu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tinh cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thuơng xót cùa người khác đè trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.
Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, để cao tinh thần tự lực cánh sinh.
HS Huỳnh Nguyễn Thanh Thanh
dapandethi.vn