Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Văn bản

Thể loại

Mục đích của văn bản

Thái độ, quan điểm

Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn

Xác lập cơ sở pháp lý quốc tế (quyền cá nhân, quyền dân tộc) cho toàn bản tuyên ngôn.

- Thái độ: khẳng định, đề cao.

- Quan điểm: rõ ràng, mạch lạc.

Cao trào chống nhật, cứu nước

Bình luận thời sự

Khẳng định thực dân Pháp không phải là đồng minh, cuộc chiến chống phát xít Nhật là công cuộc do một mình nhân dân ta gánh vác.

- Thái độ: phủ nhận vai trò đồng minh của Pháp, khẳng định kẻ thù là phát xít Nhật.

- Quan điểm: đứng hoàn toàn về phía nhân dân.

Việt Nam đi tới

Xã luận

Khẳng định thế và lực mới của đất nước trong mùa xuân mới.

- Thái độ: phấn chấn, hào hứng, sôi nổi.

- Quan điểm: cổ vũ, khuyến khích.

 

Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

a. Mục đích của ngôn ngữ chính luận: trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính xác, chủ trương về văn hóa, xã hội theo môt quan điểm chính trị nhất định.

b. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.

c. Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:

Phân biệt

Nghị luận

Chính luận

Khái niệm

Là thao tác tư duy.

Là một phong cách ngôn ngữ.

Phạm vi sử dụng

Dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: văn học, xã hội, chính trị...

Dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị với vấn đề nào đó.

Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đoạn văn trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì:

- Thể loại: đoạn trích thuộc văn kiện Báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh trình bày trong Đai hội lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam (1951) → thuộc lĩnh vực chính trị.

- Mục đích: Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn của dân ta.

- Dùng nhiều từ ngữ chính trị: dân ta, yêu nước, tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước.

- Quan điểm chính trị: đề cao lòng yêu nước của dân ta.

Câu 3 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Chứng minh lời văn trong văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc:

- Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.

- Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

dapandethi.vn