2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a. Nghề cá
- Tiềm năng phát triển: Vùng biển DHNTB rất giàu có về tài nguyên thủy hải sản với nhiều bãi tôm, cá, nhất là các tỉnh cực nam và Trường sa – Hoàng sa.
- Hiện trạng phát triển:
+ Khai thác hơn 624 nghìn tấn, trong đó cá hơn 420 nghìn tấn (trong đó có nhiều loại cá có giá trị cao).
+ Nuôi trồng tôm sú, tôm hùm được phát triển mạnh ở nhiểu tỉnh, nhất là Phú Yên, Khánh Hòa.
+ Hoạt động chế biến ngày càng đa dạng, đã tạo ra một số thương phẩm nổi tiếng.
- Đây là ngành có vai trò ngày càng lớn trong vấn đề phát triển hàng hóa và giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng, do vậy cần đẩy mạnh khai thác, đi đôi với bảo vệ.
b. Du lịch biển
- Tiềm năng: Có nhiều bãi biển nổi tiếng, nước trong xanh khí hậu trong lành....
- Nha Trang và Đà Nẵng đã trở thành điểm, trung tâm du lịch nổi tiếng, quan trọng của vùng.
c. Dịch vụ hàng hải
- Điều kiện phát triển: Có nhiều vụng, vịnh biển để xây dựng nhiều cảng nước sâu.
- Hiện nay vùng đã và đang:
+ Đã xây dựng được cảng biển tổng hợp: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.
+ Đang Xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, đặc biệt là vịnh Văn Phong sẽ là cảng trung chuyển lớn nhất ở nước ta.
d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Qúy (Bình Thuận).
- Hình thành 2 vùng sản xuất mối nổi tiếng nhất cả nước (Cà Ná và Sa Huỳnh).
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển. Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng vùng này nhiều ưu ái trong phát triển kinh tế biển.
dapandethi.vn