Phần I
Video hướng dẫn giải
I - PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai.
2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:
- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
- Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.
- Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
3. Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:
- Đề 1: dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu
- Đề 2: thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu => dẫn chứng văn học
- Đề 3: thơ Nguyễn Khuyến là chủ yếu=> dẫn chứng văn học
Phần II
Video hướng dẫn giải
II. LUYỆN TẬP
Đề 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
a. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận: giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Kiểu bài: nghị luận văn học.
- Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
b. Lập dàn ý
MB: Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh và dẫn dắt vào vấn đề giá trị hiện thực của đoạn trích.
TB:
- Giải thích: thế nào là giá trị hiện thực.
- Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích:
+ Cuộc sống xa hoa tột đỉnh của phủ chúa.
+ Cuộc sống âm u, thiếu sinh khí nơi phủ chúa.
+ Thái độ của tác giả.
+ Nghệ thuật phản ánh giá trị hiện thực.
KB: Khẳng định giá trị hiện thực của đoạn trích và tài năng của tác giả.
Đề 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
a. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận: tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
- Kiểu bài: nghị luận văn học.
- Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: chọn 1 bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
b. Lập dàn ý
MB: Dẫn dắt vào vấn đề tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
TB:
- Giải thích: thế nào là ngôn ngữ dân tộc.
- Biểu hiện của tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc qua bài thơ Tự tình II:
+ Sử dụng văn tự Nôm.
+ Sử dụng các từ ngữ thuần Việt đắc dụng.
+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu.
KB: Khẳng định tài năng và vị trí của HXH trong văn học trung đại.
dapandethi.vn