Nguyên phân
I. BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ TRONG CHU KÌ TẾ BÀO
- Một chu kì tế bào bao gồm: kì trung gian và thời gian phân bào hay nguyên phân.
- Nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa. kì sau, kì cuối.
- Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và duy trì liên tục qua các thế hệ.
- NST sẽ biến đổi hình thái qua các kì của chu kì tế bào:
- NST duỗi xoắn nhiều nhất ở kì trung gian, đóng xoắn cực đại ở kì giữa nguyên phân.
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
- Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) là quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó NST trong nhân tế bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống với tế bào mẹ, diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
- Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, NST ở dạng dài sợi đơn duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi. Kết thúc kì trung gian, tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).
- Nguyên phân trải qua 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Trong đó, phân chia nhân được chia thành 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Diễn biến của từng kì trong quá trình nguyên phân:
- Kết quả: kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n → 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ NST 2n.
III. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể.
- Duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể.
- Nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính của sinh vật.