III - VẬN DỤNG
C5.
Những biện pháp chống ô nhiếm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với:
+ Hình 15.2 SGK là: ...
+ Hình 15.3 SGK là: ...
Lời giải chi tiết:
Những biện pháp chống ô nhiếm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với:
+ Hình 15.2 SGK là: khi làm việc hoặc nghe điện thoại gần công trình khoan cắt bê tông, ta có thể đóng kín cửa, làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ, phủ nhung để giảm tiếng ồn truyền vào phòng; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.
+ Hình 15.3 SGK là: ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng cửa phòng học, xây tường chắn, trồng cây xanh để làm giảm tiếng ồn ở chợ truyền vào lớp học. Hoặc di chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác.
C6.
Trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn ở gần nơi em sống là:
Biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó:
Lời giải chi tiết:
Trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn ở gần nơi em sống là:
- Tiếng ồn họp chợ vào sáng sớm.
- Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hằng ngày tại lò mổ.
- Tiếng ồn từ quán karaoke suốt ngày đêm.
Biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó:
- đóng cửa phòng, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, làm tường cách âm, làm cửa kính cách âm…
- đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa khu dân cư sinh sống.
- đề nghị quán karaoke này làm phòng kín, làm tường cách âm.
Ghi nhớ:
+ Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
+ Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
dapandethi.vn