I - MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
C1.
Hiện tượng xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2: ......
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2: quả cầu bấc dao động (rung động) và lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Hiện tượng đó chứng tỏ mặt trống (2) dao động. Kết quả này cho thấy dao động phát ra âm ở trống (1) đã truyền trong không khí từ trống (1) sang trống (2).
C2.
Biên độ dao động của quả cầu bấc gần trống 2 ... so với biên độ dao động của quả cầu bấc gần trống 1.
Từ đó rút ra kết luận: Độ to của âm trong khi lan truyền ....
Lời giải chi tiết:
Biên độ dao động của quả cầu bấc gần trống 2 nhỏ hơn so với biên độ dao động của quả cầu bấc gần trống 1.
Từ đó rút ra kết luận: Độ to của âm trong khi lan truyền càng giảm khi càng ở xa nguồn âm (hoặc độ to của âm càng lớn khi càng ở gần nguồn âm).
C3.
Khi nghe thấy tiếng gõ âm đã truyền đến tai bạn C qua môi trường ...
Lời giải chi tiết:
Khi nghe thấy tiếng gõ âm đã truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (cụ thể là gỗ).
Lưu ý: Tai bạn B đặt trong không khí có thể không nghe rõ âm phát ra khi bạn A gõ nhẹ xuống bàn.
C4.
Âm (tiếng chuông đồng hồ) truyền đến tai qua những môi trường ....
Lời giải chi tiết:
Âm (tiếng chuông đồng hồ) truyền đến tai qua những môi trường không khí trong cốc, truyền sang nước rồi truyền qua không khí ngoài hồ nước đến tai.
C5 - C6
C5. Thí nghiệm mô tả hình 13.4 (SGK) chứng tỏ:
C6.
Vận tốc truyền âm trong thép ...trong nước,
Vận tốc truyền âm trong nước ... trong không khí.
Lời giải chi tiết:
C5. Thí nghiệm mô tả hình 13.4 (SGK) chứng tỏ: âm không truyền được trong môi trường chân không.
Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ.
C6.
Vận tốc truyền âm trong thép lớn hơn trong nước,
Vận tốc truyền âm trong nước lớn hơn trong không khí.
dapandethi.vn