Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Loại là phương thức tồn tại chung còn thể là sự hiện thực hóa của loại.

- Các tác phẩm văn học được phân làm ba loại chính, trong loại lại có nhiều thể:

+ Trữ tình (thơ ca, khúc ngâm…)

+ Tự sự (truyện, ký, tiểu thuyết…)

+ Kịch (bi kịch, hài kịch, chính kịch…).

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Đặc trưng của thơ:

+ Cốt lõi của thơ là trữ tình, thơ luôn biểu hiện tâm hồn, tình cảm bên trong.

+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu.

- Các kiểu loại thơ:

+ Theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.

+ Theo cách tổ chức có: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.

- Yêu cầu về đọc thơ:

+ Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, xuất xứ…

+ Đọc kỹ văn bản, cảm nhận ý thơ, thấu hiểu hình tượng và tâm trạng của cái tôi trữ tình; khai thác yếu tố ngữ âm: vần, thanh, nhịp; phân tích từ ngữ then chốt, hình ảnh tiêu biểu, các tín hiệu nghệ thuật.

+ Lý giải, đánh giá nội dung, nghệ thuật và đóng góp của bài thơ.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Đặc trưng của truyện: phản ánh đời sống trong tính khách quan qua các số phận, cuộc đời nhân vật từ đó phản ánh tư tưởng chủ đề.

- Các kiểu loại truyện:

+ Truyện dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn)

+ Truyện trung đại (truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm)

+ Truyện hiện đại (truyền ngắn/dài/vừa, tiểu thuyết).

- Yêu cầu về đọc truyện:

+ Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

+ Đọc kỹ văn bản, tóm tắt truyện.

+ Phân tích diễn biến cốt truyện, chú ý các sự kiện quan trọng, các chi tiết đặc sắc cùng nghệ thuật tự sự (ngôi kể, kết cấu, thủ pháp, giọng điệu).

+ Phân tích các nhân vật: lai lịch, hành động, lời nói, tính cách, nội tâm.

+ Lý giải, đánh giá nội dung, nghệ thuật và đóng góp của truyện.

Luyện tập

Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến:

- Nghệ thuật tả cảnh: khắc họa thiên nhiên mùa thu ở làng quê đẹp, thanh bình nhưng buồn và có xu hướng co hẹp lại, thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc, bình dị, khác với mùa thu ước lệ quen thuộc trong thơ trung đại.

- Nghệ thuật tả tình: Tả cảnh ngụ tình, tả việc cũng để ngụ tình, câu cá thực chất là để suy nghĩ về thế sự.

- Ngôn ngữ: gieo vần lạ, độc đáo, ngôn ngữ lạ hóa, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

Câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Hai đứa trẻ - Thạch Lam:

- Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam, Hai đứa trẻ là một truyện không có cốt truyện. Nó giống như một bài thơ. Toàn bộ câu chuyện chỉ kể vể tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua.

- Trong truyện ngắn này, Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật rất sâu sắc và tinh tế.
 
- Thạch Lam sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản (giữa một bên là ánh sáng tù mù, nhạt nhoà của ngọn đèn dầu nơi hàng nước của chị Tí và bên kia là ánh sáng cực mạnh như xuyên thủng màn đêm của đoàn tàu...)
=> Nhấn mạnh, làm nổi bật khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện nhỏ
- Truyện còn đặc sắc ở lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ của Thạch Lam. Ân hiện kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh và ngôn từ là một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi chuyển biến của lòng người và tạo vật.
 dapandethi.vn