1. Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản, nghề thủ công (chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ,...).
- Nền kinh tế vùng núi phần lớn mang tính tự cấp, tự túc, lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Một số sản phẩm thủ công ở vùng núi được ưa chuộng trong và ngoài nước nhờ mang đậm sắc thái của từng dân tộc.
2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội
- Nhờ sự xuất hiện các tuyến đường ô tô, đường sắt, đường hầm xuyên núi, điện lực... giúp bộ mặt của nhiều vùng núi trên thế giới biến đổi nhanh chóng.
- Các hoạt động kinh tế hiện đại: phát triển công nghiệp, du lịch.
- Ở một số nơi sự phát triển kinh tế đã gây ra tác động tiêu cực:
Đối với môi trường:
+ Các rừng cây bị triệt hạ;
+ Chất thải từ hầm mỏ, khu công nghiệp,... làm ô nhiêm nguồn nước;
+ Tàn phá các khung cảnh thiên nhiên,...
Đối với văn hóa - xã hội:
Các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hóa dân tộc ở một số vùng núi có nguy cơ bị mai một dần.
dapandethi.vn